Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này.
Ví dụ : Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”
Bộ Giáo Dục phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường. Để dễ phân biệt. Giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X.
Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên (GV) sáng kiến vẽ thêm vào chữ S để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng”. Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm”, cũng có nghĩa là “sờ nhẹ”.
Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:
GV hỏi : Sờ chim là sờ gì ?
Các em: Sờ chim là sờ nặng ạ !
GV hỏi : Sờ bướm là sờ gì ?
Các em: Sờ bướm là sờ nhẹ ạ !
GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoanh tròn chữ X. Lúc này chữ X nằm bên trong vòng tròn còn chữ S nằm ngoài vòng tròn
GV hỏi : Sờ trong là sờ gì ?
Các em: Sờ trong là sờ bướm ạ !
GV hỏi : Sờ ngoài là sờ gì ?
Các em: Sờ ngoài là sờ chim ạ !
Áp dụng vào các câu, từ cụ thể
GV hỏi : Sung Sướng là sờ gì ?
Các em: Sung Sướng là sờ chim ạ !
GV hỏi : Xấu Xa là sờ gì ?
Các em: Xấu Xa là sờ bướm ạ !
GV hỏi : Sản Xuất là sờ gì ?
Các em: Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ !
Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như :
Sẵn Sàng là sờ chim
Xa Xỉ là sờ bướm
Xuyên Suốt là sờ cả bướm , sờ cả chim
Sâu Sắc là sờ chim
Xinh xắn là sờ bướm
Xuất Sắc là sờ cả bướm, sờ cả chim
Sáng Suốt là sờ chim
Xao Xuyến là sờ bướm
Xài Sang là sờ cả bướm , sờ cả chim
Lịch Sự (*) là sờ chim
Và vân…vân..
Cứ thế các em phân biệt rất rõ S và X. Tuy nhiên 1 em lại hỏi : “Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng là Sếp còn mẹ em thì gọi là Xếp. Vậy thủ trưởng là Sờ gì ạ ?
Thầy (suy nghĩ 1 lúc) trả lời: “Đã là thủ trưởng rồi thì Sờ gì mà chẳng được ! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm lãnh đạo đấy các em ạ ! ”