- (Nếu nói nhạc Cung Tiến là trữ tình, lãng mạn, hay những từ hoa mỹ nào khác… thì tất cả đều là đúng. Nhưng riêng nhạc phẩm Thu vàng, lại cho chúng ta thêm những gam màu sắc mà chỉ có Cung Tiến sử dụng, đó là “màu tê tái”:
“… Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi, nghe chừng như đây màu tê tái…”.
Đó là một lẻ “mất, còn” vô thường trong đời người.)
- Năm 1972, tủ nhạc Kẽ Sĩ đã in tập nhạc Cung Tiến do Hiện Đại phát hành. Tập nhạc này chọn lọc 9 nhạc phẩm của ông, con số 9 mang ý nghĩa đặc biệt, dù ông đã sáng tác được 17 bài hát mà bài nào cũng mượt mà, sang trọng, đáp ứng được nhu cầu của người thưởng thức.
Nhưng Cung Tiến không nhận mình là nhạc sĩ. Ông cũng chẳng quan tâm đến tác quyền, tên tuổi, chỉ nhận mình là nhạc sĩ nghiệp dư! Có lẽ đây đúng là tính khiêm nhường “độc nhất vô nhị” trong làng nhạc sĩ ở Việt Nam?
Những nhà nghiên cứu và phê bình âm nhạc có thể đánh giá, xếp hạng các nhạc sĩ như: Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương… Nhưng ở Cung Tiến, khó mà đánh giá, xếp hạng cân đo đong đếm được!
Ca khúc Thu vàng và Hoài cảm được Cung Tiến sáng tác năm 1953, lúc đó ông chỉ mới 15 tuổi. Nhạc Cung Tiến có một số bài khó nghe đối với những người chỉ xem bài hát và cái tai “bình dân học vụ”, khó hát với những ca sĩ “múa hay hơn hát”. Nhưng nhạc của ông là những con suối mát dịu luồn qua lau lách chảy mãi không bến bờ. Những ca từ sang, không làm dáng, sáo rỗng, những nốt nhạc không chạy theo lối mòn… Cảm nhận những ca khúc của Cung Tiến là “đốt lò hương cũ”, nhắc nhớ, tìm về trong tình hình nhạc Việt “Que sera sera”.
Ngoài phổ thơ, Cung Tiến có 3 nhạc phẩm thuộc loại hàng hiếm do ông sáng tác: Hương xưa, Hoài cảm, Thu vàng. Đây là 3 nhạc nhẩm tự hào là nhạc Việt, cho dù ai đó khó tính, đứng bên này, hay bên kia bình phẩm.
Bài viết ngắn này, xin cảm nhận về Thu vàng. Nhịp 6/8 với những nốt đô, fa, sol dièse (thăng), Gamme La Trưởng:
“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương
Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về tơ vàng vương vương…"
Trong cái dìu dặt của nhịp Valse:
“… Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi/ Và lá vàng rơi khi tình thu vừa tới/ Nhặt lá vàng rơi xem màu lá còn tươi/ Nghe chừng như đây màu tê tái…”.
Nhạc phẩm Thu vàng, Cung Tiến viết để “Tặng Hà Nội những ngày ấu thơ”. Ngày ấy và bây giờ, không khác gì nhau. Thu về là lá vàng rơi, trong những chiếc lá rơi ấy có những chiếc còn… tươi!
- Đẹp quá, lãng mạn quá. Đây là một trong những bài hát viết về thu hay nhất trong những nhạc phẩm thu của Việt Nam.
Trong cuộc đời tài hoa của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua rất nhiều cuộc tình. Với mỗi cuộc tình, ông lại có nhiều xúc cảm để sáng tác thành những ca khúc bất tử. Trong gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ Lam Phương, có đến quá nửa số ca khúc nổi tiếng của ông là viết về tình yêu, và đặc biệt, các bài hát đó đều được viết dựa theo những cảm xúc có thật từ những chuyện tình đã xảy ra trong đời.
Một trong những cuộc tình nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương được ông kể lại trong âm nhạc là với nữ ca sĩ Hạnh Dung trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Cô không nổi tiếng lắm bởi cô là ca sĩ dân chính do Biệt Đoàn tuyển dụng và chỉ hát cho lính nghe. Nét đẹp đằm thắm của ca sĩ Hạnh Dung ở tuổi chưa đến đôi mươi đã làm nhạc sĩ Lam Phương say đắm và sáng tác rất nhiều bài hát để ghi lại những kỷ niệm của cuộc tình này, đó làBọt Biển, Giọt Lê Sầu, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi, và nổi tiếng nhất làThành Phố BuồnvàPHÚT CUỐI.
Một người khá thân cận với nhạc sĩ Lam Phương là MC – nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, đã viết như sau:
Lam Phương viết nhạc tặng cho Hạnh Dung khi thấy tình yêu bế tắc. Bế tắc có nghĩa là sẽ chẳng đi đến đâu, cho nên ngay từ buổi đầu gặp gỡ, Lam Phương đã không giấu được niềm lo âu:
“Nhè nhẹ đôi tay nâng lấy mộng lành Vì tình đôi ta tha thiết nhưng quá mong manh!” (Bọt Biển)
Đã biết là tình quá mong manh nhưng hai người vẫn lao vào! Thậm chí có lúc Lam Phuoqng đã phải chán nản sáng tác bài Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi:
“Thôi là hết em đi đường em Tình duyên mình có bấy nhiêu thôi…”
Một lần, nhạc sĩ Lam Phương theo Biệt Đoàn ra công tác ngoài Côn Đảo, trình diễn cho các đơn vị quân đội ngoài ấy. Đêm cuối cùng mọi người gặp nhau họp mặt liên hoan để tiễn chân các cô ca sĩ sáng mai về Sài Gòn trước. Lam Phương tạm b
iệt Hạnh Dung vì ông phải tạm nán lại Côn Đảo vài hôm nữa.
Ông viết bài Phút Cuối rất cảm động:
“Chỉ còn gần em một giây phút thôi Một giây nữa thôi là xa nhau rồi Người theo cánh chim về vui với đời Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi!”
Nỗi lòng của một chàng trai đang yêu và si tình – khi phải tạm biệt người yêu về nơi xa – hình như ai cũng giống nhau, đó là cõi lòng như đã thành tan nát. Dù vẫn còn nhìn thấy nhau đây, nhưng chỉ cần nghĩ đến vài phút giây nữa sẽ phải cách biệt nhau, thì nỗi nhớ nhung đã dâng lên với những cồn cào và da diết.
Nhạc sĩ Lam Phương khác với hết thất thảy những chàng trai si tình khác ở chỗ là ông có thể ghi lại nỗi nhớ đó thành nhạc, viết nhạc như là một cách cho vơi đi nỗi niềm, và đó cũng là một sự may mắn lớn cho khán giả yêu nhạc. Dù cuộc tình trọn vẹn hay khổ đau, dù có kết thúc như thế nào đi nữa, thì nó cũng đã từng khơi nguồn cảm xúc cho những bài hát đã sống mãi cùng thời gian.
Núi đồi lồng lộng chiều mưa nhớ ai. Biển xanh vẫn xanh nguời đi sao đành. Để trong giấc mơ hồn anh thẫn thờ. Em ơi bao giờ mới được gần nhau.
Đêm cuối còn được gặp mặt tâm sự cùng nhau, xung quanh có núi đồi lồng lộng và biển xanh như làm minh chứng cho cuộc tình, và cơn mưa chiều làm cho đất trời thêm lạnh lẽo, như cõi lòng người trai đang run rẩy trong phút chia tay không thể nói được tròn câu tiễn người yêu. Nên đêm về chàng lại chập chờn trong giấc mộng lo âu, thẫn thờ tự hỏi cuộc tình này sẽ đi về đâu trên đường đời vạn lối, có lối nào dẫn được về gần nhau trong kiếp này?
Ở đoạn tiếp theo của bài hát, nhạc sĩ cho chúng ta biết đó là một chuyện tình buồn không có đoạn kết:
"Biết chi một đêm tha thiết chi một đêm rồi xa nhau ngàn trùng.
Lệ này cho em hay lệ này cho anh khi mộng ước không thành.
Ngày buồn còn bao lâu hay muôn đời nuối tiếc đêm cuối cùng bên nhau
Biết em sẽ buồn vì thuyền anh không rời bến, Biết em sẽ buồn vì mình chẳng có ngày mai."
Dẫu đã biết trước là chuyện tình sẽ có kết cuộc đau buồn, nhưng sao đôi người vẫn bị cuốn vào nhau trong niềm tha thiết ân tình? Có lẽ đó là lý lẽ của trái tim mà muôn đời nhân gian không thể nào giải thích được.
Vào thời điểm đó, người trai – nhân vật chính trong bài hát – đã có gia đình, thuyền anh đã không thể nào rời bến cũ được, nên dù có tha thiết bao nhiêu chăng nữa thì đó cũng chỉ là một cuộc tình ngoài luồng, làm sao để có thể kết thúc cho toàn vẹn?
Lựa chọn cuối cùng là đành buông tay nhau để một người về với ngày vui mới, còn một người sẽ trốn vùi trong nỗi cô đơn u uất ở nơi cuối trời mênh mông đầy nỗi nhớ:
"Nếu ngày nào tình ta đã phai. Ngày vui của em cùng ai trên đời. Là hôm tiễn anh về nơi cuối trời. Em ơi bao giờ nhớ thương này nguôi…"
Có một điều ít người biết, đó là ca sĩ Hạnh Dung – người tình của nhạc sĩ Lam Phương trong các bài hát nổi tiếngPhút Cuối, Thành Phố Buồn…,là ca sĩ trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương năm xưa, sau năm 1975 đã đổi nghệ danh thành Kim Dung và có tham gia một số đoàn hát trong nước sau này. Khi đó nhạc sĩ Trần Thiện Thanh – Nhật Trường vẫn còn ở trong nước, ông đã gặp gỡ Kim Dung trong các dịp hát chung sau khi đã chia tay người vợ đầu. Hạnh Dung – Kim Dung trở thành người vợ thứ 2 của Nhật Trường và họ có với nhau một người con tên Trần Thiện Anh Chính. Cuộc hôn nhân này cũng tan vỡ và mỗi người đều có cuộc sống gia đình riêng sau đó.
- Đầu thập niên 1960, sau khi chia tay vợ sau 7 năm mặn nồng, nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang một vết thương lòng đau đớn, rồi sống những ngày gần như cắt đứt mọi sự liên lạc, chỉ tiếp xúc giới hạn với vài bằng hữu thân thiết. Cũng từ đó trở về sau, ông sáng tác rất ít, nếu có thì cũng là những ca khúc u sầu như "Khi Cuộc Tình Đã Chêt,Nửa Hồn Thương Đau, và Người Đi Qua Đời Tôi…"
Khác với nhiều người đã tưởng, những ca khúc này không phải là được nhạc sĩ sáng tác ngay sau khi bị tan vỡ hôn nhân. Thực tế là dư chấn của thảm kịch kia đã giảm thiểu mọi hoạt động của Phạm Đình Chương trong một thời gian khá dài, và ông chỉ sáng tác "Nửa Hồn Thương Đau hay Người Đi Qua Đời Tôi " sau đó đúng 10 năm (1970) và bài hát được sử dụng trong cuốn phim điện ảnh nổi tiếng Chân Trời Tím (với vai chính của Hùng Cường và Kim Vui).
"Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu.Mưa mù lên mấy vai gió mù lên mấy trờiNgười đi qua đời tôi, hồn lưng miền rét mướt,Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên."
Khi người đã vụt đi qua đời rồi, không còn những ngày êm đềm hạnh phúc vui tươi nữa, bây giờ chỉ còn lại một người quạnh quẽ với những chiều đông sầu lạnh giá. Ngày xưa bên nhau càng nồng ấm bao nhiêu thì bây giờ càng buồn tủi cô đơn bấy nhiêu.
Hình ảnh “Mưa mù lên mấy vai gió mù lên mấy trời” đã vẽ nên cảnh đời gió mưa mù mịt bao quanh đời từ khi mất người. Tiếng lòng đầy giá buốt xót xa bật lên từng nốt chầm chậm u hoài trên bức nền xám lạnh mùa đông.
Những dấu chân kỷ niệm ghi đầy thuở vàng son trên đường ngày xưa, bây giờ đã chìm vào “đen tối vùng lãng quên”. Có khổ đau có day dứt lắm mới trải lòng lên phím nhạc những giai điệu muộn phiền cô quạnh như vậy. Người đi qua đời tôi, nghe “hồn lưng miền rét mướt”. Tâm trạng bi ai của kẻ bị thất tình nhìn đời qua màn mưa xám, ở nơi đâu cũng buốt lạnh mùa đông. Người nghe cảm được từ sau lời trần tình trầm uẩn còn hoài vọng với một ttâm tình yêu lắm, diết da lắm với mối tình đã chia xa.
"Bàn tay mềm khói sương,tiếng hát nào hơ nóng.Và ai qua đời tôi,chiều âm vang ngàn sóng.
Trên lối về nghĩa trangNghe những lời linh hồn,nghe những lời linh hồn,Trong mộ phần đen tối đen."
Tâm sự đau buồn của người bị phụ tình trải lên lời rét mướt cô liêu cho người nghe, nhưng tuyệt không có lời oán trách nào dành cho người tình phụ. Trong miên man lời nhạc như viết trong men đắng tình sầu, người xưa cũ vẫn thấp thoáng đẹp dịu hiền qua hình ảnh “bàn tay mềm khói sương, tiếng hát nào hơ nóng”. Tiếng hát của người hay là tiếng hát của tình yêu ngày nào bây giờ đã xa khuất ngàn sương khói…
Chiều nay chợt quay về với kỷ niệm, nghe “âm vang ngàn sóng” những ngày đẹp đẽ ngày xưa dội về. Cuộc sống không còn ý nghĩa gì khi người đã đi xa, cuộc đời không còn vàng nắng hy vọng nữa mà ở đâu cũng đen tối một màu. Trên đường về hiu hắt như là đang “nghe những lời linh hồn” trên bãi tha ma, là tâm trạng bi ai của kẻ lụy tình, vì yêu quá nên khi bị mất người yêu tưởng như là mất tất cả.
"Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao nguời,mưa nào lên mấy vai, gió nào lên mấy trời.Người đi qua đời tôi, đường xưa đầy lá úa,Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em?"
“Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người”
– Nghe trong lời cuối của bản thất tình ca, tình yêu sầu khổ vẫn còn đằm thắm thiết tha. Thay vì lời trách móc, câu “không nhớ gì sao người” như nhẹ nhàng nửa trìu mến nửa bi thương, đem đến cảm nhận cho người nghe một tấm tình còn sâu nặng của người tình si, dẫu mối tình chung của mình đã bị người tình phụ bạc bẽo.
Và câu cuối kết thúc bài hát, bỗng không còn xưng “tôi” gọi “người” nữa mà là “Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em”, vẫn là lời lẽ êm đềm như chưa từng có sự lìa tan. Cho người nghe một lần nữa nhận ra trong chuỗi thất vọng cô đơn của những ngày mùa đông u tối bị phụ bạc tình yêu, trong lòng của chàng trai vẫn còn nhớ, còn yêu tha thiết một thuở nào người đi qua đời…
Thực tế là những ca từ trong bài hát này phần lớn là của thi sĩ Trần Dạ Từ, nhạc sĩ Phạm Đình Chương chỉ sửa lại đôi chút để phù hợp với nhạc. Nhưng như là sự đồng cảm tương thông của những người nghệ sĩ với nhau, nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt gặp tâm trạng của mình trong bài thơ, rồi thêm vào giai điệu để trở thành một ca khúc bất tử nói lên được nỗi lòng của hàng triệu kẻ đã từng gặp phải nỗi đau tình ./.