Cuộc tình của Cặp song ca Từ Dung_Từ Công Phụng kết thúc trong ...bí mật,khiến những thính giả đã có dịp làm quen với tiếng hát của Từ Dung khi đơn ca hay khi song ca cùngTừ Công Phụng phải thắc mắc!Nhất là những bài hát trong Album Tơ Vàng 3 ngày ấy không thất xuất hiện trong các diễn đàn âm nhạc,còn nhạc sĩ Từ Công Phụng thì dứt khoát coi đó là chuyện "không thể tha thứ" và không muốn nhắc lại. Năm ngoái tôi đã có dịp tìm hiểu và tích cực tìm kiếm "tàn tích cũ" nhưng cũng không có kết quả gì,chỉ tìm thấy những bài "ngày xưa" ấy do "người khác" hát.
*** Mới đây trên trang nhạc đã có người upload album mà tôi mong tìm .Đây rồi: (https://www.youtube.com/watch?v=QIKuqVeqaX4)
*** Mới đây trên trang nhạc đã có người upload album mà tôi mong tìm .Đây rồi: (https://www.youtube.com/watch?v=QIKuqVeqaX4)
LIST NHẠC ALBUM "TƠ VÀNG 3"
1.Lời giới thiệu
2.Lời của thành phố - Từ Công Phụng
3.Trời về đêm mưa - Châu Hà
4.Vùng trời kỷ niệm - Từ Dung-Từ Công Phụng
5.Người về trên mây - Kim Tước-Mộc Lan-Châu Hà
6.Mùa xuân trên đỉnh bình yên - Từ Công Phụng
7.Vào mưa - Kim Tước
8.Đêm không cùng - Từ Dung
9.Lời cuối - Từ Dung - Từ Công Phụng
10.Mùa thu mây ngàn - Từ Dung-Từ Công Phụng
11.Còn một buổi chiều - Kim Tước-Mộc Lan-Châu Hà
12.Đêm độc thọai - Từ Dung
13.Ngồi gần nhau - Từ Công Phụng
(Tơ Vàng 3: Tình Khúc Từ Công Phụng
Phát hành ngày 8 tháng 5 năm 1971
Hoà-âm & ban-nhạc: Văn Phụng
Tiếng-hát: Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, Từ Dung và Từ Công Phụng)
Xin mời các bạn có tâm hồn hoài cổ nghe lại để nhớ ngày đó của chúng mình.Những bài như Lời Cuối,Mùa Thu Mây Ngàn là những dấu ấn lớn của Từ Công Phụng,và không thể tách chúng ra khỏi Từ Dung,Cũng như Đêm Độc Thoại,Đêm không cùng,Từ Công Phụng chẳng phải viết cho Từ Dung đó sao ?42 năm là quá nửa đời người,nhưng có phải như mới đây?Con người ta đâu dễ dàng quên thế,phải không các bạn ? (Tháng 5/2013_Lê Ngọc Phượng )
***XEM LẠI BÀI CỦ
Từ Dung
Từ Dung là con gái út của nhà văn Nguyễn Tường Long_ Hoàng Đạo,và là em gái cô Lan Phương dạy Gia Long.Trong số "thập tứ nữ anh hào"của CVA 5461,chỉ phần nhỏ chuyển sang Trưng Vương,còn phần lớn sang Gia Long,có thể có người biết tới cô giáo sư mà học trò mê như điếu đổ này!
Từ Dung sinh năm 1945,tốt nghiệp Cử nhân văn chương năm 1969.Trong thời gian học Đại học Văn Khoa,cô gặp Từ Công Phụng,yêu và cưới anh!Cô cưới anh theo đúng nghĩa là có sính lễ và rước rể về nhà vợ theo đúng truyền thống mẫu hệ của người Chàm.Từ Dung học hát từ Châu Hà ,vợ nhạc sĩ Văn Phụng.Hồi đó trong các bảng quảng cáo tên Từ Dung và Từ Công Phụng lúc nào cũng đứng cùng nhau:Từ Dung_Từ Công Phụng,hệt như cặp Lê Uyên_Phương cũng đang nổi,cùng thời! .
Từ Dung và Từ Công Phụng hát với nhau từ sớm những sáng tác của Từ Công Phụng,đã thu một Cuốn băng( Tơ Vàng 3) vào năm 1971. "Người trong nghề" nhận xét về Từ Dung thế này:
Ca sĩ tài tử Từ Dung là "cố nhân" của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Cô là một giai nhân sắc nước hương trời, một thời là Á Hậu trong một cuộc thi Hoa Hậu ở Sài Gòn vào thập niên 60.
Từ Dung trắng trẻo, mảnh mai, khuôn mặt rạng rỡ và thông minh, dáng dấp cao sang và thanh thoát. Cô thường mặc váy maxi hoa màu sặc sỡ, trên mặc áo sơ mi trắng nên có sức thu hút cực kỳ vũ bão.
Từ Dung có giọng hát từa tựa như giọng Châu Hà, tuy cô ngân và dàn trải làn hơi không được điêu luyện bằng Châu Hà. Lý do: Từ Dung được Châu Hà truyền nghề và luyện giọng".(Nhạc Vàng).
"Năm sau, 1964, cô đậu Tú tài I, xong đậu Tú tài II năm 1965. Lên đại học cô vô học ở Văn Khoa và gặp Từ Công Phụng trong thời gian này. Cô tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa năm 1969 và thành hôn với nhạc sĩ Từ Công Phụng cùng năm đó.
Về sinh hoạt âm nhạc thì Từ Dung bắt đầu lên sân khấu hát cặp với Từ Công Phụng từ năm 1967. Nam Lộc có nghi nhận cô và Từ Công Phụng thường sinh hoạt ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ 1968, cùng thời với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn[4]. Sau khi Quán Văn đóng cửa cả đám kéo về Quán Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh [4].
Năm 1971 Từ Dung bắt đầu xuất hiện trên TV, và có mặt trong cuộn băng Tơ Vàng 3. Cô song ca với Từ Công Phụng hai bài: Vùng Trời Kỷ Niệm, Mùa Thu Mây Ngàn, và đơn ca ba bài: Đêm Không Cùng, Lời Cuối và Đêm Độc Thoại. (Nguyễn Sĩ Hạnh)
Không rõ sau 30.4.1975 thì hai người sống ra sao. Theo lời ông Đinh Quang Anh Thái[6] thì tới năm 1976 Từ Dung và Từ Công Phụng vẫn còn là vợ chồng. Trên một diễn đàn, có người kể lại là sau tháng 4/1975 “Từ Công Phụng có mở 1 quán cafe ở Trần Quang Khải là Cafe Từ Dung, với cái đàn piano trắng. Quán thu hút nhiều khắch mê nhạc thính phòng và khi nào cảm thấy “an toàn” thì được chủ nhân hát và chơi piano” [7].(Nguyễn Sĩ Hạnh)
Cái quán cà phê này tôi có qua mấy lần ,ngó qua nhưng không vào,thật tiếc!Sau giai đoạn này 2 người chia tay! Năm 1980,Từ Công Phụng vượt biên qua Mỹ cùng gia đình(mới).
Sau khi hai người chia tay,Từ Công Phụng tỏ ra chán ghét Từ Dung một cách kì lạ."Cũng lâu quá còn gì. Chúng tôi chia tay vì một lỗi rất nặng của cô ấy, mà tôi bây giờ không muốn nhắc đến chuyện đó nữa…"
Sau khi Từ Công Phụng và Từ Dung chia tay, bài Vùng Trời Kỷ Niệm đã không còn được ai hát gần 40 năm rồi.
Ngay cả những album mà Từ Công Phụng phát hành sau này, ông cũng không hát lại bài hát đã từng hát chung với Từ Dung trong băng Tơ Vàng 3. (DĐ Hạt Nắng/Ann Tran)
Về phần Từ Dung: "Người mướn phần nửa trước tầng trệt là cô Từ Dung, hay ít ra là theo lời bà chủ nhà và mấy cô con gái. Tôi đoán quãng này là lúc nhạc sĩ Từ Công Phụng đã vượt biên rồi.
Tôi không có thì giờ để ý tới những “người hàng xóm” của mình sống ra sao. Ban ngày vật lộn với cơm áo, buôn bán ngoài chợ Tân Định cứ phải canh chừng công an dẹp chợ, tối về phòng trọ ngủ thì phập phồng không dám ngủ say, để lỡ công an xét nhà thì còn nghe tiếng gõ cửa của mấy cô con gái bà chủ nhà báo động mà dọt lên trần nhà cho lẹ.
Đại khái chuyện mình mình lo, cứ vậy mà cứ ngày qua ngày.Buổi tối khi đạp xe đạp cọc cạch từ một quán cà phê nào đó về nhà trọ, mở cổng vô tôi thường thấy cô Từ Dung ngồi một mình trước thềm nhà, im lặng trong bóng tối, khỏa thân.
Mấy cô con gái của bà chủ nhà nói là cô không được bình thường cho lắm. Khi biết cô là Từ Dung đôi khi tôi cũng muốn hỏi thăm nhưng nghe nói vậy và nhứt là lần nào cô cũng ăn mặc kiểu bà Eva, thành ra tôi chỉ lẳng lặng nhìn thẳng và đi thẳng ra nhà sau.(Nguyễn Sĩ Hạnh:Nhớ Từ Dung và Những đêm độc thoại).
Tôi cũng như ông Hạnh: "... thấy thương cô Từ Dung. Không biết cô nghĩ gì những khi khỏa thân ngồi một mình im lặng trong bóng đêm trước thềm nhà trọ. Về người cha cô không nhớ mặt… về những tháng ngày đẹp đẽ ở Văn Khoa… về ánh đèn sân khấu muôn màu muôn sắc từ khi cô ra trường cho tới tháng 4/1975… hay là về những truân chuyên và dâu bể sau đó… và cô có hát thầm trong đầu:
Ôi! tiếng hát em đêm nào mọc cánh bayđi lạc vào vùng trời mưa lạnh giáÔi! những cánh tay đem buồn ghì lên vùng tuổi vắngrót sầu trên tiếng hát đi hoang …
(Đêm Độc Thoại – Từ Công Phụng)" Xin mượn lời của ông:
"Có bạn thắc mắc là tôi chắc vô công rỗi nghề nên kiếm chuyện viết về một cô ca sĩ cũ lúc còn phong độ đã không nổi tiếng cho lắm mà gia tài âm nhạc để lại cho hậu thế không có gì, dù rằng là cô là hậu duệ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và có một thời là vợ của nhạc sĩ Từ Công Phụng.
Tôi thích nhạc của Từ Công Phụng, thích nhất hai bài Trên Ngọn Tình Sầu và Mắt Lệ Cho Người. Thêm vào đó thì tôi luôn “mê” những cặp nhạc sĩ / ca sĩ – dù có romance hay không gì đi nữa (miễn là đừng giống như hai cha con!) – như Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, Lê Uyên và Phương, Từ Dung và Từ Công Phụng…
Không có may mắn được coi và coi Từ Dung và Từ Công Phụng hát live nhưng không hiểu tại sao hồi trước khi nhắc đến Từ Dung và Từ Công Phụng thì tôi thường liên tưởng tới hình ảnh ông đàn cho cô hát bài Bây Giờ Tháng Mấy .
Có lúc tôi nghĩ là mình chắc đã từng coi hai người hát trên TV, hay là nghe qua băng nhạc. Nay kiểm lại thì chắc là không phải. Có thể chỉ vì bài Bây Giờ Tháng Mấy chăng." Đây chỉ là chuyện phiếm,nhưng không phải là đem chuyện người ra để cợt đùa!
Người Tây phương khi xa nhau rồi ít khi để hận cho nhau,đôi khi còn coi nhau và bạn,và đặc biệt có trường hợp như Liz Taylor làm đám cưới lại với Richard Burton.
Từ Dung không xuất hiện trong dư luận,không phân trần,không tuyên bố! Nhưng một khi ông Từ Công Phụng hết lòng ngợi ca bà vợ mới,thì cũng nên tỏ ra đại lượng với người đã sống cùng mình gần mười năm trời.Có khó lắm không?Dầu gì thì cũng có lúc 2 người sẽ gặp lại nhau mà!,vì như Từ Công Phụng nói,đời người ta rồi sẽ "như chiếc que diêm" thôi !
Viết thêm: Muốn nghe lại giọng hát của Từ Dung thì khó (nghe đâu sau này cô cũng qua Mỹ rồi),nhưng những bài mà Từ Dung hát thì có thể nghe ...người khác ca vậy
Xin mời các bạn có tâm hồn hoài cổ nghe lại để nhớ ngày đó của chúng mình.Những bài như Lời Cuối,Mùa Thu Mây Ngàn là những dấu ấn lớn của Từ Công Phụng,và không thể tách chúng ra khỏi Từ Dung,Cũng như Đêm Độc Thoại,Đêm không cùng,Từ Công Phụng chẳng phải viết cho Từ Dung đó sao ?42 năm là quá nửa đời người,nhưng có phải như mới đây?Con người ta đâu dễ dàng quên thế,phải không các bạn ? (Tháng 5/2013_Lê Ngọc Phượng )
***XEM LẠI BÀI CỦ
Từ Dung
Từ Dung là con gái út của nhà văn Nguyễn Tường Long_ Hoàng Đạo,và là em gái cô Lan Phương dạy Gia Long.Trong số "thập tứ nữ anh hào"của CVA 5461,chỉ phần nhỏ chuyển sang Trưng Vương,còn phần lớn sang Gia Long,có thể có người biết tới cô giáo sư mà học trò mê như điếu đổ này!
Từ Dung sinh năm 1945,tốt nghiệp Cử nhân văn chương năm 1969.Trong thời gian học Đại học Văn Khoa,cô gặp Từ Công Phụng,yêu và cưới anh!Cô cưới anh theo đúng nghĩa là có sính lễ và rước rể về nhà vợ theo đúng truyền thống mẫu hệ của người Chàm.Từ Dung học hát từ Châu Hà ,vợ nhạc sĩ Văn Phụng.Hồi đó trong các bảng quảng cáo tên Từ Dung và Từ Công Phụng lúc nào cũng đứng cùng nhau:Từ Dung_Từ Công Phụng,hệt như cặp Lê Uyên_Phương cũng đang nổi,cùng thời! .
Từ Dung và Từ Công Phụng hát với nhau từ sớm những sáng tác của Từ Công Phụng,đã thu một Cuốn băng( Tơ Vàng 3) vào năm 1971. "Người trong nghề" nhận xét về Từ Dung thế này:
Ca sĩ tài tử Từ Dung là "cố nhân" của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Cô là một giai nhân sắc nước hương trời, một thời là Á Hậu trong một cuộc thi Hoa Hậu ở Sài Gòn vào thập niên 60.
Từ Dung trắng trẻo, mảnh mai, khuôn mặt rạng rỡ và thông minh, dáng dấp cao sang và thanh thoát. Cô thường mặc váy maxi hoa màu sặc sỡ, trên mặc áo sơ mi trắng nên có sức thu hút cực kỳ vũ bão.
Từ Dung có giọng hát từa tựa như giọng Châu Hà, tuy cô ngân và dàn trải làn hơi không được điêu luyện bằng Châu Hà. Lý do: Từ Dung được Châu Hà truyền nghề và luyện giọng".(Nhạc Vàng).
"Năm sau, 1964, cô đậu Tú tài I, xong đậu Tú tài II năm 1965. Lên đại học cô vô học ở Văn Khoa và gặp Từ Công Phụng trong thời gian này. Cô tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa năm 1969 và thành hôn với nhạc sĩ Từ Công Phụng cùng năm đó.
Về sinh hoạt âm nhạc thì Từ Dung bắt đầu lên sân khấu hát cặp với Từ Công Phụng từ năm 1967. Nam Lộc có nghi nhận cô và Từ Công Phụng thường sinh hoạt ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ 1968, cùng thời với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn[4]. Sau khi Quán Văn đóng cửa cả đám kéo về Quán Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh [4].
Năm 1971 Từ Dung bắt đầu xuất hiện trên TV, và có mặt trong cuộn băng Tơ Vàng 3. Cô song ca với Từ Công Phụng hai bài: Vùng Trời Kỷ Niệm, Mùa Thu Mây Ngàn, và đơn ca ba bài: Đêm Không Cùng, Lời Cuối và Đêm Độc Thoại. (Nguyễn Sĩ Hạnh)
Không rõ sau 30.4.1975 thì hai người sống ra sao. Theo lời ông Đinh Quang Anh Thái[6] thì tới năm 1976 Từ Dung và Từ Công Phụng vẫn còn là vợ chồng. Trên một diễn đàn, có người kể lại là sau tháng 4/1975 “Từ Công Phụng có mở 1 quán cafe ở Trần Quang Khải là Cafe Từ Dung, với cái đàn piano trắng. Quán thu hút nhiều khắch mê nhạc thính phòng và khi nào cảm thấy “an toàn” thì được chủ nhân hát và chơi piano” [7].(Nguyễn Sĩ Hạnh)
Cái quán cà phê này tôi có qua mấy lần ,ngó qua nhưng không vào,thật tiếc!Sau giai đoạn này 2 người chia tay! Năm 1980,Từ Công Phụng vượt biên qua Mỹ cùng gia đình(mới).
Sau khi hai người chia tay,Từ Công Phụng tỏ ra chán ghét Từ Dung một cách kì lạ."Cũng lâu quá còn gì. Chúng tôi chia tay vì một lỗi rất nặng của cô ấy, mà tôi bây giờ không muốn nhắc đến chuyện đó nữa…"
Sau khi Từ Công Phụng và Từ Dung chia tay, bài Vùng Trời Kỷ Niệm đã không còn được ai hát gần 40 năm rồi.
Ngay cả những album mà Từ Công Phụng phát hành sau này, ông cũng không hát lại bài hát đã từng hát chung với Từ Dung trong băng Tơ Vàng 3. (DĐ Hạt Nắng/Ann Tran)
Về phần Từ Dung: "Người mướn phần nửa trước tầng trệt là cô Từ Dung, hay ít ra là theo lời bà chủ nhà và mấy cô con gái. Tôi đoán quãng này là lúc nhạc sĩ Từ Công Phụng đã vượt biên rồi.
Tôi không có thì giờ để ý tới những “người hàng xóm” của mình sống ra sao. Ban ngày vật lộn với cơm áo, buôn bán ngoài chợ Tân Định cứ phải canh chừng công an dẹp chợ, tối về phòng trọ ngủ thì phập phồng không dám ngủ say, để lỡ công an xét nhà thì còn nghe tiếng gõ cửa của mấy cô con gái bà chủ nhà báo động mà dọt lên trần nhà cho lẹ.
Đại khái chuyện mình mình lo, cứ vậy mà cứ ngày qua ngày.Buổi tối khi đạp xe đạp cọc cạch từ một quán cà phê nào đó về nhà trọ, mở cổng vô tôi thường thấy cô Từ Dung ngồi một mình trước thềm nhà, im lặng trong bóng tối, khỏa thân.
Mấy cô con gái của bà chủ nhà nói là cô không được bình thường cho lắm. Khi biết cô là Từ Dung đôi khi tôi cũng muốn hỏi thăm nhưng nghe nói vậy và nhứt là lần nào cô cũng ăn mặc kiểu bà Eva, thành ra tôi chỉ lẳng lặng nhìn thẳng và đi thẳng ra nhà sau.(Nguyễn Sĩ Hạnh:Nhớ Từ Dung và Những đêm độc thoại).
Tôi cũng như ông Hạnh: "... thấy thương cô Từ Dung. Không biết cô nghĩ gì những khi khỏa thân ngồi một mình im lặng trong bóng đêm trước thềm nhà trọ. Về người cha cô không nhớ mặt… về những tháng ngày đẹp đẽ ở Văn Khoa… về ánh đèn sân khấu muôn màu muôn sắc từ khi cô ra trường cho tới tháng 4/1975… hay là về những truân chuyên và dâu bể sau đó… và cô có hát thầm trong đầu:
Ôi! tiếng hát em đêm nào mọc cánh bayđi lạc vào vùng trời mưa lạnh giáÔi! những cánh tay đem buồn ghì lên vùng tuổi vắngrót sầu trên tiếng hát đi hoang …
(Đêm Độc Thoại – Từ Công Phụng)" Xin mượn lời của ông:
"Có bạn thắc mắc là tôi chắc vô công rỗi nghề nên kiếm chuyện viết về một cô ca sĩ cũ lúc còn phong độ đã không nổi tiếng cho lắm mà gia tài âm nhạc để lại cho hậu thế không có gì, dù rằng là cô là hậu duệ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và có một thời là vợ của nhạc sĩ Từ Công Phụng.
Tôi thích nhạc của Từ Công Phụng, thích nhất hai bài Trên Ngọn Tình Sầu và Mắt Lệ Cho Người. Thêm vào đó thì tôi luôn “mê” những cặp nhạc sĩ / ca sĩ – dù có romance hay không gì đi nữa (miễn là đừng giống như hai cha con!) – như Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, Lê Uyên và Phương, Từ Dung và Từ Công Phụng…
Không có may mắn được coi và coi Từ Dung và Từ Công Phụng hát live nhưng không hiểu tại sao hồi trước khi nhắc đến Từ Dung và Từ Công Phụng thì tôi thường liên tưởng tới hình ảnh ông đàn cho cô hát bài Bây Giờ Tháng Mấy .
Có lúc tôi nghĩ là mình chắc đã từng coi hai người hát trên TV, hay là nghe qua băng nhạc. Nay kiểm lại thì chắc là không phải. Có thể chỉ vì bài Bây Giờ Tháng Mấy chăng." Đây chỉ là chuyện phiếm,nhưng không phải là đem chuyện người ra để cợt đùa!
Người Tây phương khi xa nhau rồi ít khi để hận cho nhau,đôi khi còn coi nhau và bạn,và đặc biệt có trường hợp như Liz Taylor làm đám cưới lại với Richard Burton.
Từ Dung không xuất hiện trong dư luận,không phân trần,không tuyên bố! Nhưng một khi ông Từ Công Phụng hết lòng ngợi ca bà vợ mới,thì cũng nên tỏ ra đại lượng với người đã sống cùng mình gần mười năm trời.Có khó lắm không?Dầu gì thì cũng có lúc 2 người sẽ gặp lại nhau mà!,vì như Từ Công Phụng nói,đời người ta rồi sẽ "như chiếc que diêm" thôi !
Viết thêm: Muốn nghe lại giọng hát của Từ Dung thì khó (nghe đâu sau này cô cũng qua Mỹ rồi),nhưng những bài mà Từ Dung hát thì có thể nghe ...người khác ca vậy