Tại sao người thông minh nhất không hẳn là người tài giỏi nhất?
Chuyên gia tâm lí nghiên cứu phát hiện ra rằng, còn có yếu tố quan trọng nhất quyết định việc thành công hay thất bại.
Tiến sĩ Angela Lee Duckworth chuyên nghiên cứu bộ môn thần kinh khi còn học tại đại học Harvard, sau khi tốt nghiệp cô đã chuyển sang dạy tiểu học.
Trong quá trình giảng dạy, cô phát hiện những học sinh học tốt nhất trong lớp không hẳn là nằm trong nhóm người có chỉ số IQ cao nhất. Trong đời sống học đường, có thể thích ứng nhanh hay chậm dường như không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả học tập của học sinh. Thông qua nhiều thực nghiệm và nghiên cứu, cô đã phát hiện ra yếu tố quan trọng của việc “thành công”.
Chìa khóa của sự thành công là “ý chí”
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Duckworth đã tiến hành rất nhiều cuộc trắc nghiệm, đồng thời đã thử dự đoán một nhóm người, xem ai sẽ “thành công”, nguyên nhân là vì sao? Trong đó bao gồm cả những quân nhân trong trường quân đội, nhân viên kinh doanh trong công ty, các học sinh tham gia cuộc thi xếp chữ trong toàn quốc và cả các giáo viên giảng dạy trong môi trường khắc nghiệt.
Cuối cùng họ phát hiện ra một yếu tố có mối liên quan tới thành công, đó chính là “ý chí”.
Vậy “ý chí” là gì?
Ý chí là khi đối diện với mục tiêu xa vời mà thể hiện ra sự nhiệt huyết và nghị lực. Ý chí là biểu hiện của sự nhẫn nại. Cho dù có gặp khó khăn trắc trở cũng không lùi bước, vẫn cứ kiên cường tin tưởng vào tương lai phía trước, hơn nữa năm nay qua năm khác, ngày này qua ngày khác càng chăm chỉ, lại càng cố gắng hơn.
Ý chí không phải là chỉ chạy một đoạn đường ngắn, mà là chạy đoạn đường dài. Không phải chỉ chú trọng đến việc một mét bạn chạy được nhanh thế nào, mà là khi bạn vấp ngã, bạn có thể đứng dậy tiếp tục chạy kiên trì hướng về phía trước.
Giỏi giang không hẳn sẽ thành công
Bạn giỏi giang thì sẽ rất tốt, thế nhưng người giỏi giang không nhất định sẽ thành công hơn người khác.
Giỏi giang không có nghĩa là có ý chí. Những tài liệu của chúng tôi đã chỉ ra rất rõ ràng, có rất nhiều người bộc lộ sự giỏi giang, nhưng không hẳn có thể kiên trì đến cuối cùng và thực hiện những lời đã hứa.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, ý chí và sự giỏi giang không có mối liên quan tới nhau, có đôi lúc thậm chí khó mà so sánh.
Vì vậy những người cậy tài giỏi khinh người rất ít khi thành công, ngược lại nỗ lực không ngừng, ngày đêm theo đuổi mục tiêu, cơ hội thành công lại cao.
Vậy rèn luyện “ý chí” như thế nào?
– Mô hình tăng trưởng tư duy
Có rất nhiều phương pháp rèn luyện, nhưng phương pháp tốt nhất hiện nay đó chính là thực tiễn “mô hình tăng trưởng tư duy”.Đây chính là kết quả nghiên cứu của Carol Dweck đại học Stanford.
Mô hình này cho rằng khả năng học tập của con người có thể cải thiện bởi sự nỗ lực, khi đối mặt thách thức, đại não cũng sẽ tăng trưởng tương ứng với sự thay đổi.
Với năng lực học tập được cải thiện, giống như quả cầu tuyết, bạn sẽ vì nỗ lực chăm chỉ mà đạt được kết quả tốt hơn, sau khi có được kết quả tốt hơn, bạn sẽ lại nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong quá trình này có thể sẽ gặp phải nhiều trắc trở, nhưng chỉ cần bạn kiên trì tin tưởng vào định hướng của bản thân là đúng.
Bạn sẵn sàng chấp nhận thất bại, chấp nhận sai lầm, từ đó rút ra được bài học, nhưng bạn không bao giờ bỏ cuộc, đó chính là ý chí!