February 27, 2021

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “BÊN NI BÊN NỚ” (CUNG TRẦM TƯỞNG – PHẠM DUY)


- Bên Ni Bên Nớ – Nhạc của Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng, có thể là một ca khúc tương đối lạ và không dễ thưởng thức đối với nhiều người, nhưng với tôi thì đây là một ca khúc đặc biệt, là một bức tranh màu xám đầy tương phản của đô thành Sài Gòn trong những năm thập niên 1950.
- Ca khúc này mang đầy chất liêu trai, lời nhạc mông lung nhưng có thể làm ám ảnh người nghe, nội dung bài hát bày ra hai cảnh đời mâu thuẫn, nhưng cũng từ đó đã đề cao tình nhân ái, tinh thần tích cực và an vui hạnh phúc của con người dù có phải ở vào cảnh nghèo túng.
- Nguyên tác bài thơ mang tên Tương Phản của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài này khi mới 18 tuổi và đang sống ở vùng Dakao, khi ấy vẫn là một vùng ngoại thành tối tăm, hoang vắng và xơ xác. Dakao ngày ấy đã được nhạc sĩ Lam Phương mô tả là một xóm nghèo “lầy lội qua muôn lối quanh” và “gập ghềnh đường đê tối tăm” như trong bài hát Kiếp Nghèo, hay là “vàng ánh điện câu” với hắt hiu mái lá vách phên như trong bài Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
- Một đêm, từ vùng ngoại ô nhìn về phía đô thành với đèn hoa rực rỡ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng nhìn thấy rõ một bức tranh tương phản, giữa một bên là đô thành tráng lệ, một bên là hoang liêu như một bãi tha ma.
- Từ bài thơ Tương Phản, nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc mang tên Bên Ni Bên Nớ với ca từ khá sát với lời thơ gốc,.
*** Hãy cùng đi vào chi tiết từng lời hát:
"Đêm chớm ngày tàn,
theo tiếng xe về,
lăn về viễn phố
Em hỡi sương rơi,
ngoài song đêm hạ,
ôi buồn phố xá
Hoang liêu về chết tha ma,
tiếng chân gõ guốc xa xa
Người xa vắng người,
người xa vắng người…"
- “Đêm chớm ngày tàn” thể hiện một bức tranh động, mơ hồ, ở đó có thể nghe cả tiếng xe hối hả về viễn phố cuối ngày. Rồi sương rơi, đêm xuống, bên cạnh những bãi đất dài hoang vu tối tăm và nghĩa trang buồn ở nơi xa ánh đèn phố thị này, chợt nghe tiếng gõ guốc xa xa dồn giã, như là thanh âm của sự sống, là chút giao cảm của đồng loại, là sợi dây mỏng manh và yếu ớt kết nối giữa hoang liêu bãi tha ma hãi hùng này với những những rộn ràng của đô thành rực rỡ.
- “Người xa vắng người” là để diễn tả những linh cảm của nhà thơ về sự phân hóa của những người trong xã hội đang chớm hình thành. Đó là phân ly giữa người giàu và người nghèo, người sống và người chết…
*** Sự tương phản đó được mô tả rõ nét hơn ở đoạn sau:
"Em có nghe dồn giã
bước ai vất vả
bóng ai chập chờn?
Hồn ai cô đơn tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài
ăn mày xán lạn ngày mai…"
- Hình dáng kẻ ăn mày chập chờn trong đêm tối, như là một bóng ma vật vờ trên lối nhỏ, lên tiếng ấp úng và van xin chút tình thương, lời cầu xin đó bi ai như tiếng của oan hồn. Đó là những hình ảnh ở nơi tối tăm, nghèo nàn nhưng đầy ắp lòng thương cảm ở “bên ni”. Tương phản với “bên nớ”, dù có những truy hoan dài theo chuỗi cười vô tận, nhưng đó là chuỗi cười theo “vạn mảnh ly tan”:
"Đêm ni ai say đất lở, em ơi có nghe rạn vỡ
Vạn mảnh ly tan theo chuỗi cười…
Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe lõa thể
Bên ni phố vắng ôi lòng ngoại ô"
- Có những sự tương phản ngay cả bên trong vẻ bề ngoài tráng lệ của bên tê, đó là của những trơ trẽn giai nhân khoe lõa thể, những truy hoan lạc bước, và nhìn lại “bên ni phố vắng” thì chỉ thấy một nỗi ngậm ngùi ngân dài…
"Em có nghe hồ như bước ai gõ nhịp bước ai giang hồ?
Hẹn ai bên ni dài in ngõ cũ
Em có nghe bên ni lạnh như bên nớ?
Phút giây chia lìa, trong lòng vẫn phải đèo mong…
Hai tâm linh giam kín lại
Bấm đốt ngón tay chờ đợi
Chờ ngày con thơ, thơ cũng ra đời
Em ơi ngoài kia liếp ngõ
Sương rơi ngoài song khép hở
Bên trong kín gió ấm ơi là tình."
- Đoạn cuối của bài hát được nhạc sĩ Phạm Duy “rút gọn” câu chữ cho hợp với nhạc nên ý nghĩa không được thông suốt, thành như là bức tranh trừu tượng, ẩn hiện một cách mơ hồ.
Xin chép lại đoạn cuối của nguyên tác từ bài thơ:
"Em có nghe mơ hồ
Bước ai thao thức
Gõ nhịp hẹn hò
In dài ngõ cụt
Bóng ai giang hồ
Bên nớ bên ni đêm lạnh cả
Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng
Em ơi bên trong
Dù chia ly đôi phút
Đồng mang nhớ đèo mong
Hai tâm hồn giam kín
Bốn mắt xanh bịn rịn
Anh ngồi làm thơ
Anh ngồi bấm đốt con thơ ra đời
Bên ngoài liếp ngõ sương rơi
Bên trong kín gió ấm ơi là tình…"
- Ở đoạn này, vẫn là tương phản với những ly tan của “bên nớ”, ở bên ni có những người nghèo khó, thiếu thốn, mà về tình cảm với nhau thì luôn luôn tràn đầy. Đêm khuya gió lạnh từng cơn, dù là bên ni hay bên nớ cũng đều lạnh cả, nhưng ở bên ni thì “Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng”, và dù “bên ngoài liếp ngỏ sương rơi” thì bên trong vẫn “kín gió ấm ơi là tình”…
- Hình tượng “bấm đốt ngón tay” được nhà thơ Cung Trầm Tưởng giải thích như sau:
“Thời đó tôi cũng có quen một cô thiếu nữ ở Huế và tôi mê lắm, cùng học trung học. Tôi có vợ chồng một anh bạn, cùng học một trường, anh có một đứa con sắp ra đời, và tôi là cha đỡ đầu cho đứa bé đó. Từ cảm hứng đó tôi mới làm bài này, trong có câu “bấm đốt ngón tay chờ đợi/chờ ngày con thơ, thơ ra đời”.
Có lẽ cũng vì quen với cô thiếu nữ Huế, nên dù là một người gốc Bắc, thi sĩ dùng những chữ rất Huế trong bài thơ này, như là “bên ni, bên nớ, bên tê”.
- Ca khúc Bên Ni Bên Nớ đã được ca sĩ Julie Quang hát trước năm 1975, nhưng bài hát này chỉ thành công nhất là với tiếng hát Khánh Ly sau năm 1975. Cô thể hiện bài hát này thành công đến nỗi có lẽ vì vậy mà sau đó không có ca sĩ nào hát lại Bên Ni Bên Nớ nữa. Bài hát có giai điệu mông lung, hoang hoải và đậm không khí liêu trai, hoàn toàn thích hợp với giọng hát liêu trai – Khánh Ly

(ĐÔNG KHA) 

February 22, 2021

NGƯỜI VỀ _ PHẠM DUY

  • Trong cuộc đời, ai mà chả có lúc trông đợi một nguời về? Từ em bé đến cô gái mông mơ, tóc thề xoã ngang vai đến chàng trai trẻ, bà mẹ già hay ông bố phúc hậu. Thời chiến tranh thì sự trông đợi nguời về còn nhiều hơn. Hàng ngày. Hằng đêm...
  • Hôm nay xin giới thiệu với các bạn nhất là các bạn trẻ tuổi đôi mươi, một nhạc phẩm hay. Môt tình ca quê hương viết từ 1954 nhưng mãi cho đến bây giờ, bạn nghe vẩn thấy hay. Vì sao vậy ? vì tôi biết, các bạn trẻ, với tình yêu quê huơng đang nồng cháy trong tim, khát vọng đuợc hát những bản nhạc ca ngợi quê huơng, hẳn sẽ không thua gì khát vọng hát tình ca đôi lứa. Bạn trẻ sẽ hỏi tôi vì sao ? có gì đâu, khi mới sinh ra, nguời bạn tiếp xúc là gia đinh bao gồm ông bà cha mẹ. Cảnh vật chung quanh là nơi bạn sinh sống. Những nguời và cảnh ấy đã quyện vào tâm khảm, tâm hồn bạn và... vĩnh viễn không bao giờ mất !
  • Và đó là nhạc phẩm “NGƯỜI VỀ” của NS Phạm Duy qua giọng hát ca sĩ Hà Thanh
  • Tui thích nhất câu "nụ cười nhăn nheo bỗng rưng lệ nhòe." Còn gì cảm động hơn hình ảnh ấy?

1. Mẹ có hay chăng con về

Chiều nay thời gian đứng im để nghe

Nghe gió trong tim tràn trề

Nụ cười nhăn nheo bỗng dưng lệ nhoè.


Con thấy mẹ yêu đã già

Hẳn là miền quê những năm vừa qua

Chiếc bóng in trên vách nhà

Một ngày một đêm tóc sương phai mờ.


[ĐK1:]

Mẹ ơi, mẹ ơi, chuông chùa nào la đà

Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà

Một vòng hương trắng xoá

Tình người trong thương nhớ

Gửi người chiến sĩ chết trong xa mờ.


2. Em có hay chăng anh về

Thoạt nhìn người yêu ngỡ trong mộng mê

Ai dám mong chi xuân về

Nào ngờ vườn đêm có bông hoa kề.


Anh nhớ những khi não nề

Sầu trên nẽo xa chắn ngang đường đi

Nhưng nước non chưa yên bề

Thì đành tình duyên gát bên lời thề.


[ĐK2:]

Em ơi, em ơi xích lại gần đây nào

Nhớ tới, nhớ tới những duyên và số nghèo

Trời làm cơn mưa bão, tình nồng như tơ liễu

Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều.


3. Con có hay chăng cha về

Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia

Chinh chiến đã qua một thì

Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề.


Thôi đã hết cơn chia lìa

Từ nay mầm non lớn trong tình quê

Như gió thu sau tháng hè

Thổi về ruộng nâu lúa tươi xanh rì.


[ĐK3:]

Con ơi, con ơi tiếng cười nở chan hoà

Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà

Ngoài đường trời đông giá

Một đàn chim nhỏ bé

Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà. 

February 21, 2021

DẠ LAI HƯƠNG _ PHẠM DUY

 (Trích bài viết của cố ca sĩ Quỳnh Giao)

Mỗi khi nghe hay hát ca khúc này của Phạm Duy, Quỳnh Giao lại nhớ thuở nhỏ ở Huế.

Huế không đủ bốn mùa, dường như chỉ mùa Hè nóng bức oi ả và mùa Ðông ẩm ướt thôi. Mà gọi là Ðông cho oai, chứ chỉ là cái lạnh se se của hơi Thu. Chẳng thế mà nhạc sĩ đất Huế đều có tác phẩm cho cả hai mùa. Như Nguyễn Văn Thương với "Ðêm Ðông," Ưng Lang với "Mưa Rơi," Minh Kỳ lúc ở Huế soạn bài "Hè Xưa Tưởng Nhớ." Lê Hữu Mục với "Hẹn Một Ngày Về," và nhất là Văn Phụng cũng viết "Sương Thu" ở đất Thần Kinh...


Người viết riêng thích "Dạ Lai Hương" của Phạm Duy vì ông tả một đêm Hè thơm tho ở Huế, và gợi lên cảnh huyền ảo tuyệt vời nhất. Ông viết ca khúc này vào năm 1953 khi ở Huế và đề tặng hai người đẹp nổi tiếng thời đó là hai chị em Thu Vân và Dạ Thảo.


Ca khúc viết theo nhịp Boston trên âm giai La thứ. Ðây là bài hát mà các đồng nghiệp khó tính của ông như Vũ Thành, Hoàng Trọng đều ngợi ca và trân trọng viết hoà âm thật đẹp. Trong ca khúc, người nghệ sĩ chuyển cung rất nhiều. Và tài tình là chuyển từng câu chứ không từng đoạn, nếu chúng ta hát lại thì sẽ thấy.


Mở đầu ông kể chuyện như sau:


Ðêm thơm như một dòng sữa

Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà

Hiu hiu hương tự ngàn xa, bỗng quay về

Dạt dào trên hè, ngoài trời khuya


Cái gì "bỗng quay về" thì chúng ta sẽ biết sau. Chứ nghe lại, Quỳnh Giao đặc biệt thích cách ông dùng dòng sữa để tả đêm Hè. Vì màn đêm trắng đục nhẹ tan trong không gian, hay vì hương thơm như vị ngọt của sữa mẹ? Người lớn chúng ta chắc không ai quên cảm giác êm ấm hạnh phúc khi "hít" mùi sữa thơm từ miệng đứa bé nằm nôi. Không có thứ nước hoa nào trên đời này sánh được!


Ðoạn tiếp nối, Phạm Duy chuyển từng câu một. Mỗi câu lại lên cao như tình cảm dâng tràn và làm rõ dần cái hương thơm lâng lâng, bỗng quay về như người bạn cũ của lũ con gái xứ Huế. Hương thơm khiến tuổi dậy thì chợt nghĩ đến tình yêu. Ðấy là thủ phạm, nhưng là một thủ phạm đáng yêu vô cùng! Hãy nghe lại mà xem:


Ðường đêm sao yên vui, người đi quen lối

Tình trai nở bốn phương trời

(lên cao hơn)

Ðàn em trong cơ ngơi nhờ đêm đưa tới

Những ai làm ngát hoa đời...

Nhẹ bàn chân hương đêm ơi


Và ở câu này, ông xuống một octave:


Nhẹ bàn tay hương yêu ơi...


Qua điệp khúc, Phạm Duy hư ảo chuyển hẳn câu nhạc khiến hương thơm lan tỏa như sương đêm và thành một làn mây thái hòa:


Lung linh trăng lại về nữa

Cánh gió đưa hương ngả đầu mây phất phơ

(câu nhạc lại từ từ hạ xuống)

Ðêm thơm không phải từ Hoa

Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa.

(lập lại ý nhạc của đoạn chuyển đầu)

Ðời ngon như men say tình lên phơi phới

Ðẹp duyên người sống cho người

(lên cao hơn)

Ðời vui như ong bay, ngọt lên cây trái

Góp chung mật sống lâu dài

Nhịp bàn chân nhân gian ơi...


Tác giả nhắc lại câu này, nhưng xuống một bát cung:


Nhịp bàn tay nhân gian ơi


Nghe kỹ, chúng ta cảm thấy hương thơm như làn khói nhẹ màu trắng, la đà bay trên cây lá rồi sà xuống mặt đất. Nhưng lời ca mới diễn tả sự hòa nhập của tâm hồn giữa cảnh và ý.


Ðêm thơm chẳng phải vì mùi hoa mà vì tình yêu. Mà tình yêu cũng ra khỏi tâm cảnh của đôi lứa để vươn thành tình yêu nhân loại trong cõi thái hòa. Hương thơm của hoa gợi lên niềm vui của cuộc đời, nhưng nửa đêm nào có ong bay đâu? Niềm vui đó chính là mật ngọt cho đời sống. Ca khúc không là bản tình ca bình thường, nó dẫn đến sự giác ngộ mà ta bắt gặp trong câu "cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men" ở bài "Xuân Thì" được sáng tác trong cùng giai đoạn.


"Xuân Thì" được viết khi hy vọng thanh bình vừa chớm nở trên núi rừng Việt Bắc, "Dạ Lai Hương" xuất hiện sau đó trong cảnh thanh bình của đất Huế. Trong tâm cảm của người nghệ sĩ, tình yêu thường khởi đi từ cái rất riêng rồi hòa vào cái rất chung của nhân thế. Sau này, Phạm Duy có viết đạo ca, chúng ta không nên ngạc nhiên.


Câu kết của ông trong ca khúc tràn đầy chất Huế, vì kết hợp cả hương đêm và con người.


Huế là đất có nhiều chùa chiền và đa số người dân theo đạo Phật. Chẳng vậy mà hương thơm của dàn dạ lý lại dẫn ta vào giấc ngủ êm ả. Nhưng trước khi lui gót vào cõi êm đềm, lũ con gái lại có khúc nguyện cầu...


Ðêm đêm trước khi ngủ kỹ

Lũ chúng em ân cần cầu hương lúc tân kỳ

Ðêm thơm thêm một lần nữa

Rồi hẹn nhau thương nhớ...


Rất đa tình mà cũng rất thánh thiện! Không phải là Huế hay sao?



Quỳnh Giao

February 15, 2021

TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI _MỐI TÌNH THƠ NHẠC 10 NĂM CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY và NHÀ THƠ LÊ LAN

"Tình mẹ từ chối lại rơi vào…"

Sống ở Hà Nội trong độ tuổi đôi mươi, chàng nhạc sĩ “hát rong” Phạm Duy có yêu một người con gái Hà thành. Người đẹp, lại xuất thân trong một gia đình khá giả, nên Phạm Duy chỉ được yêu thôi chứ chẳng được gì. Về sau, người đẹp lập gia đình, có con, hạnh phúc. Đến sau năm 1954, Phạm Duy được biết người đẹp đã di cư vào Sài Gòn; vắng bóng chồng, người đẹp chỉ sống với con. Nhớ người xưa, Phạm Duy tìm đến thăm rồi đàn hát thổ lộ tâm sự về những điều ngày xưa không bày tỏ với nhau được. Người đẹp rất quý trọng người bạn có chút tình cũ, nhưng luôn luôn giữ một khoảng cách. Nhiều lần Phạm Duy muốn lấp cái khoảng cách đó bằng âm nhạc, bằng tâm sự, bằng những lá thư tình, nhưng vô hiệu.
Không ngờ, tất cả những tình cảm của Phạm Duy dành cho người đẹp đã làm rung động trái tim của cô con gái còn rất nhỏ của nàng. Không ai ngờ tình yêu dành cho mẹ, bị mẹ từ chối lại rơi vào con – cô bé Lan. Lan đang tập tễnh làm thơ, bắt được nguồn cảm hứng yêu người bạn của mẹ, cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Lan thể hiện sự khát khao yêu thương vào thơ và kín đáo gởi đến người bạn của mẹ. Nhận được tình yêu của cô bé – con gái của bạn mình – qua thơ, Phạm Duy vô cùng xúc động và bất ngờ.
Cho đến năm 1959, đã có hàng chục người đẹp “lao tới” và không bao giờ quên nhau, nhưng chưa từng có người nào trẻ và xuất hiện trong một hoàn cảnh “trớ trêu” đến như thế. Phạm Duy rất đắn đo, nhưng rồi ông bị cô bé “tấn công” bằng thơ liên tục. Dần dần, hình ảnh cô bé – con của người yêu cũ mờ dần và hiện lên trong tâm trí ông hình ảnh tác giả của những bài thơ tình. Yêu Lệ Lan làm cho tâm hồn ông trẻ lại, thăng hoa; ông được sống với một mối tình thơ nhạc vô cùng lý tưởng như ông viết trong Hồi ký tập 3, tr. 247: “… cuối tuần lái xe đi đón người tình rồi chúng tôi ngồi trong xe hơi hay trên một bãi cỏ hoang ở vùng ngoại ô, nói với nhau những chuyện cao xa, thơ mộng”. Ông ghi lại sự trong sáng, hạnh phúc êm đềm đó trong bài Ngày đó chúng mình:
Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
Và xe tơ kết tóc – giam em vào lòng thôi
Ngày đôi ta ca vui tiếng hát với đường dài
Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi
Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
Ôi những cánh tay đan vòng tình ái
Ngày đó có ta mơ được trọn đời
Tình vươn vai lên khơi – tới chín trời mây khói
Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài
Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi […]
Được Phạm Duy yêu, được trân quý, Lệ Lan vô cùng hạnh phúc. Lệ Lan là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Phạm Duy. Ngược lại, tình yêu của Phạm Duy cũng là nguồn cảm hứng cho thơ Lệ Lan. Lệ Lan năn nỉ cuộc đời đừng có “lay” động cô, đừng làm gián đoạn giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời mà cô đang trải qua:
Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu xanh
Ở trên cây cỏ rất lành rất thơm
Tôi đang nhìn thấy màu hồng
Của tôi thay đổi luôn luôn theo trời
Hoàng hôn màu đỏ mây tươi
Bình minh nắng trắng ấm trôi vào lòng
Những vì sao tím rất trong
Mảnh trăng vàng rỡ chờ mong tôi nhìn
Tôi đang nhìn thấy trong tim
Tình yêu bay những con chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
Tôi còn trẻ lắm cho tôi mơ mòng.
Nhận được bài Năn nỉ, Phạm Duy phổ nhạc ngay, lấy câu thơ mở đầu làm tựa đề ca khúc Tôi đang mơ giấc mộng dài. Lời thơ rất đẹp, Phạm Duy chỉ sửa và thêm bớt một vài từ, âm nhạc dạt dào, thanh thoát, mê ly. Thật là một bài ca hạnh phúc! Đây là ca khúc phổ thơ Lệ Lan được nhạc sĩ Phạm Duy ưng ý nhất.
[…]
Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình
Tôi đang nhìn thấy màu hồng ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn
Từ bình minh tươi mát, về hoàng hôn thơm ngát
Làn gió đưa hương đời vào chứa chan lòng tôi
Tôi nghe từ cõi đời vui vượt qua đêm dài lên tới sao trời
Tôi nghe từ cõi lòng người lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi
Và nhìn thấy trong tim, tình yêu nở những con chim
Nở những con chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
Tôi còn trẻ dại cho tôi mơ mòng.
Bài thơ của Lệ Lan rất dễ thương, thơ ngây, hồn nhiên. Được Phạm Duy phổ nhạc, biến nó thành một tác phẩm hay, thoang thoảng một chút triết lý của một chuyện tình đẹp. Một cô bé mới tập tễnh làm thơ bỗng dưng trở thành một tác giả đứng ngang hàng với một nhạc sĩ hàng đầu trong xã hội lúc đó, Lệ Lan không khỏi mê mẩn tinh thần. Lệ Lan mê nhạc Phạm Duy, mê chuyện tình giữa bà mẹ và người nhạc sĩ tài hoa và mê Phạm Duy là người đã thực sự tung Lệ Lan bay bổng lên giữa “chín trời mây khói”. Với một tâm hồn lãng mạn, yêu thơ và được yêu như thế, Lệ Lan có thể hy sinh tất cả, bất chấp tuổi tác, bất chấp chuyện san sẻ tình cảm của mẹ để lấy cuộc tình này. Và mối tình thơ nhạc ấy tiếp tục như thế nào và có bao nhiêu tác phẩm âm nhạc nữa ra đời?
oOo Lời người viết (tác giả Nguyễn Đắc Xuân) oOo
Câu chuyện tình này đã đến với tôi rất sớm và từ nhiều mối. Có thể từ những năm cuối của thập niên 50 của thế kỷ trước. Thông tin về chuyện tình này tôi ghi lại từ nhạc sĩ Phạm Duy trong những trường hợp rất tình cờ. Rồi thỉnh thoảng tôi hỏi ông một câu để check lại một sự việc đã đến với tôi từ các nguồn đáng tin cậy khác.
Tôi biết rõ chuyện tình ấy nên sau khi đọc Hồi ký của ông, từ Pháp (1996), qua điện thoại vệ tinh, tôi hỏi ông: “Chuyện tình thơ nhạc của anh với Lệ Lan sâu đậm và ảnh hưởng đến nhiều nhạc phẩm của anh như thế, đã in ấn, tái bản nhiều lần “nhạc Phạm Duy-thơ Lệ Lan” như thế, sao không thấy anh viết gì trong Hồi ký của anh cả vậy?”. Phạm Duy trả lời: “Bà ấy bây giờ sống rất hạnh phúc với một ông chồng biết thương yêu vợ và mấy đứa con ngoan.Tôi không nhắc lại mối tình thơ nhạc với bà làm gì, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người mình từng yêu mến suốt mười năm”. Tôi hơi bị sốc nên nói ngay: “Một chuyện có ảnh hưởng đến âm nhạc của anh như thế mà anh không viết thì em sẽ viết”. Phạm Duy biết tính tôi “nói là làm” nên bảo tôi: “Em là người cầm bút ở trong nước, tùy em!”.
Vào khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ 20, trên báo Công Dân ở Huế có đăng chuyện một người đi tắm biển Thuận An vô tình nhặt được một tập thơ viết tay, nét chữ con gái mềm mại ký tên Hàn Lệ Lan hay Lâm Lệ Lan gì đó mà tôi không còn nhớ rõ. Bài báo trích đăng mấy bài thơ mới, nói lên một mối tình thơ kín đáo nhưng cũng cháy bỏng. Bài báo làm xôn xao dư luận những người làm thơ ở Huế lúc ấy. Phải chăng vừa xuất hiện thêm một nàng 😭.Kh. nữa? Sau đó một thời gian, tôi mua được mấy nhạc phẩm của Phạm Duy, trong đó có bài ghi: nhạc Phạm Duy – thơ Lệ Lan. Tôi lại nghĩ: Chắc nhạc sĩ Phạm Duy đọc báo thấy thích thơ của Lệ Lan nên phổ nhạc thế thôi. Không ngờ, đây là một “chiêu” để hợp thức hóa chuyện quan hệ tình cảm giữa nhạc sĩ Phạm Duy và nàng thơ bé nhỏ Lệ Lan, mở đầu cho một câu chuyện tình thơ nhạc kéo dài đến 10 năm.
Khoảng cuối tháng 7.1965, sau buổi hội thảo “Bắc tiến” do chính phủ Thiệu – Kỳ tổ chức ở Nhà hát Thành phố Sài Gòn, tôi bị nhiều phe phái ủng hộ chính phủ Thiệu – Kỳ rượt đánh. Phạm Duy định đưa tôi về ẩn náu tại nhà một người yêu của anh ở Lái Thiêu. Tôi hỏi người ấy là ai? Anh đáp: “Lệ Lan”. “Trời ơi, Lệ Lan? Người có thơ được anh phổ nhạc lâu nay phải không?”. “Đúng rồi!”. Ngay lúc đó, ông N.T.A. – Bộ trưởng Giao thông vận tải, là bạn Phật tử với tôi – cho người đến Nhà hát tìm và đưa tôi về ẩn náu trong nhà ông trên đường Đoàn Thị Điểm. Tôi chưa kịp về Lái Thiêu, bỏ mất một cơ hội nói chuyện thơ nhạc với Lệ Lan. Gần một năm sau, trong một buổi hát Tâm Ca tại một cơ sở Phật giáo, tôi gặp Lệ Lan. Một người con gái trên hai mươi tuổi, không phấn son mà đẹp như một tài tử xi-nê. Cô có đôi mắt thăm thẳm, đôi môi mọng như lúc nào cũng có thể khóc được. Nhưng gặp người đẹp giữa mùa tranh đấu mất còn nên tôi không chuyện trò gì được ngoài mấy câu thăm hỏi.
Sau đó không lâu, tôi về Huế rồi đi kháng chiến. Chuyện tình của Phạm Duy và Lệ Lan nhạt dần trong tâm trí tôi. Mãi đến cuối năm 1987, nhân có nhà báo Lê Quý Biên về nước, Phạm Duy viết thư nhờ tôi “lấy dùm anh một bó thư tình và 3 cuốn thơ tình anh gửi nơi anh Lê Ngộ Châu. Về già, ai cũng muốn ngó vào dĩ vãng. Em giúp cho Biên trả lại cho César nhé!” (Thư tay viết ngày 14.12.1987). Nhưng than ôi, tôi vào TP.HCM gặp ông Lê Ngộ Châu tại nhà riêng ở số 160 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) thì được biết hồi cuối những năm 70, có một họa sĩ thế hệ đàn anh của nhạc sĩ Phạm Duy đến thăm và bảo đã được sự đồng ý của Phạm Duy, hãy cho ông ta mượn đọc “bó thư tình và 3 cuốn thơ tình” nặng đến 5 ký của Phạm Duy. Lê Ngộ Châu là một người rất tin người, nhất là các bậc trưởng thượng từ Hà Nội vào. Tưởng thật, ông mở tủ lấy bó kỷ vật của Phạm Duy – Lệ Lan đưa cho người họa sĩ già. Và từ đó không còn biết người đó ở đâu để đòi lại nữa. Khi nhận được tin Phạm Duy xin nhận lại bó ảnh màu-thư-thơ tình, Lê Ngộ Châu ân hận vô cùng. Phạm Duy biết Lê Ngộ Châu đã bị lừa, nên chỉ trách ông nhẹ dạ chứ không giận.
Nhiều lần ông nhờ tôi ra Hà Nội tìm giúp cho ông. Nhưng tôi cũng bó tay. Từ đó, mỗi lần ghé thăm ông Lê Ngộ Châu, hai chúng tôi lại nói chuyện về mối tình 10 năm của Phạm Duy với Lệ Lan. Lê Ngộ Châu đã đọc hết bó thư và thơ của Phạm Duy và Lệ Lan. Ông kể cho tôi nghe và bảo tôi: “Nếu có dịp, có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Người yêu âm nhạc Việt Nam sẽ rất thú vị khi biết được từ những động thái tình cảm nào giữa đôi tình nhân này mà Phạm Duy phổ thơ hay sáng tác nên những bản nhạc tình trong vòng 10 năm (1959-1969) ấy.”
Rất tiếc, bó thư chưa tìm được và Lê Ngộ Châu cũng đã từ giã cõi trần vào ngày 24.9.2006. Tôi viết bài “Mối tình thơ nhạc…” này một phần để ghi lại chuyện tình hiếm có trong đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam, một phần để hiểu sâu sắc hơn âm nhạc của Phạm Duy và một phần cũng để chia sẻ bớt nỗi bận tâm vì làm mất kỷ vật của bạn ông chủ báo Bách Khoa Lê Ngộ Châu – người mà thế hệ của tôi ở miền Nam rất quý trọng. (tác giả Nguyễn Đắc Xuân)

February 13, 2021

NS NGÔ THỤY MIÊN VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC NHẠC PHẨM "EM CÒN NHỚ MÙA XUÂN"

 (Với những ‘Mùa thu cho em’, ‘Em về mùa thu’, ‘Mùa thu xa em’, v.v., người yêu nhạc thấy được nhạc sỹ Ngô Thụy Miên dành ưu ái như thế nào cho mùa thu. Tuy nhiên cũng như nhiều đồng nghiệp khác, trái tim ông cũng không khỏi rung động trước khung cảnh đất trời thay đổi khi bước vào mùa xuân. Có một bản nhạc xuân được ông cho ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: Em còn nhớ mùa xuân. Hôm nay, trước thềm năm mới xin giới thiệu nhạc phẩm đặc sắc này.)

- Ngô Thụy Miên từng chia sẻ “Từ khi bắt đầu viết nhạc, tôi đã chọn cho bản thân mình một lối đi mới đó là tình ca. Với tôi chiến tranh chỉ là giai đoạn, nhưng tình yêu mới thật sự là vĩnh cửu. Tôi cũng giống như các nhạc sĩ đi trước hoặc sau tôi đều muốn đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam tuy mỗi người sẽ có một khuynh hướng khác nhau nhưng ca khúc viết nhiều về chiến tranh, quê hương, đất nước, và thân phận,… Tôi sống là để được viết nhạc chứ không phải viết nhạc để sống và nếu đời hay người đời chia sẻ được với tôi thì đó là một niềm vui”. Nhưng bài hát “Em còn nhớ mùa xuân” lại là một ca khúc có hoàn cảnh đặc biệt.
- Nhạc khúc "Em còn nhớ mùa xuân" được nhạc sĩ viết ngay sau năm 1975 và có một chút tính thời sự lúc bấy giờ. Đây là ca khúc cuối cùng duy nhất được ông viết vào năm 1975, để nói về nỗi nhớ người bạn gái vì thời cuộc đã phải ra đi nước ngoài. Bài hát nhắc lại những kỷ niệm đẹp giữa ông và bạn gái trong bối cảnh sài gòn-đà lạt. Đến cuối năm 1978 nhạc sĩ Ngô Thụy Miên hoàn tất bản nhạc, năm 1979 ông đã gặp lại và thành hôn với người bạn gái đó. Nên đây là một khúc vô cùng đặc biệt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp cũng như nhân duyên của ông.
- Mở đầu bài hát là một câu hỏi “Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân”. Không phải là em có nhớ mùa xuân, mà là “có bao giờ còn nhớ”, câu hát như một lời thở than, buồn trách. Có khi nào trong thoáng qua em nhớ lại, hay em đã thật sự quên đi mùa xuân ấy. Một mùa xuân của tuổi trẻ dại nhờ với tiếng hát trẻ thơ hòa cùng tiếng dương cầm ngân nga. Là một bài hát nhắc đến mùa xuân nhưng lại không có không khí nhộn nhịp vui mừng của cảnh xuân, mà chỉ có sự nuối tiếc về mùa xuân quá khứ, nỗi buồn miên man không biết người con gái mình yêu có còn nhớ về những kỷ niệm thuở nhỏ của nhau, cô gái ấy liệu có cảm thấy bơ vơ trong những năm tháng đợi chờ ông? Tác giả không chỉ buồn cho kỷ niệm cũ, buồn vì phải xa người mình yêu, mà ở đâu đó trong lời ca, câu hát ta cảm nhận được cả sự tự trách bản thân khi để người mình yêu phải bơ vơ đợi chờ.
"Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh"
- Người ông yêu đã đi xa, ở nơi phương trời tây ấy, liệu cô có còn nhớ mùa xuân quê nhà. Mùa xuân ở đó liệu có nụ cười của cô, liệu có ánh mắt nai vàng ngời sáng tình xanh. Phải yêu đến nhường nào, phải đαυ lòng đến nhường nào khi chia xa để nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thể viết lên một câu ca trữ tình nồng cháy đến thế. Thật xứng đáng với danh hiệu ông hoàng của làng nhạc trữ tình, khi chỉ hai câu ca “Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần. Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh” mà người nghe đã có thể hình dung ra dáng vẻ người ông yêu. Cô gái ông yêu có nụ cười gần gũi, ấm áp, có ánh mắt sáng ngời với một tình yêu màu xanh. Tác giả không sử dụng màu hồng- màu vốn đại diện cho tình yêu, mà tác giả lại dùng màu xanh. Tình xanh, màu xanh của ước mơ, hy vọng, màu xanh của tương lai trong sáng, rạng ngời. Những ký ức đó như xé nát lòng người nhạc sĩ, để rồi ông cung bật thốt lên “Em có bao giờ thấu cho lòng anh”. Lại một lần nữa, tác giả sử dụng “bao giờ”, dù cho có một lần, một phút nào đó em hiểu cho anh, hiểu cho tình cảm anh dành cho em?
“Trời Sài gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
Nhiều niềm đαυ thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay”
- Bầu trời hôm nay không còn trong xanh, mà nhiều mây bay, nhiều niềm đαυ thương, bi hận. Đó là bức тʀᴀɴн quan cảnh Sài Gòn năm 1975. Một Sài Gòn tan hoang, tơi bời sau cнιếɴ тʀᴀɴн. Một Sài Gòn đã hứng chịu quá nhiều tang thương, nhưng những con người nơi đây vẫn bám trụ ở lại, vẫn cười giọt lệ trên môi. Đây là một đoạn hát tả thật về khung cảnh nước nhà nói chung hay Sài Gòn nói riêng sau ngày cнιếɴ тʀᴀɴн. Dù bối cảnh đó có hoang tàn, nhưng trên nền buồn ảm đạm đó vẫn bừng sáng nụ cười của người dân. Nụ cười cнιếɴ thắng, nụ cười hạnh phúc sau những tháng năm chiếu đấu gian khổ.
“Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sài gòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sài gòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương"
- Tác giả tự hỏi, liệu ở nơi em sống, ở những góc trời Tây mà em đi qua có nơi nào đẹp bằng quê hương xứ sở quê mình. Quê mình dù hôm nay vừa bị tàn phá sau cнιếɴ тʀᴀɴн nhưng vẫn đẹp những nụ cười độc lập, tự do. Rồi mai sau, khi nước nhà đã hòa bình, cuộc sống nhân dân lại sẽ ấm no, hạnh phúc, sẽ đẹp hơn gấp bội phần. Và, ở quê nhà đẹp vì có anh, người yêu em. Nên liệu có nghĩ sẽ quay về quê hương xứ sở, quay về bên anh hay không?
“Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong.”
- Dù em có ở đâu, có đi qua đâu thì những khi nhớ về mùa xuân năm ấy, nhớ về anh, xιɴ em hãy quay về. “Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng” là một câu hát dạt dào tình yêu, sáng rực màu sáng tươi mới của tình yêu và tuổi trẻ. Không còn không khí buồn khi nước nhà tàn phá, không còn sự tự trách khi không thể giữ em bên cạnh. Câu hát giờ đây tràn đầy ước mơ và khát vọng ngày chúng ta tìm về nhau. Một tấm lòng son sắc chờ em, một tình yêu thủy chung không phai nơi quê nhà. Nên khi em nhớ mùa xuân, nhớ màu nắng vàng năm ấy, nhớ tình cảm của chúng ta thì xιɴ em hãy quay về, quay về bên anh.
- Em còn nhớ mùa xuân là một nhạc khúc trữ tình đong đầy tình tình yêu và nỗi nhớ của chàng trai trẻ đối với người con gái anh yêu ở nơi trời tây xa xôi. Là lời xιɴ lỗi về những ngày tháng đẻ em bơ vơ, là lời thổ lộ về tình yêu trong anh và cũng là lời hứa vẫn luôn chờ em về. Và nguyện ước, lời hứa của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã trở thành sự thật, khi giờ đây ông đã sống hạnh phúc bên người con gái đó, cũng là vợ ông bây giờ. Nhạc khúc này như cầu nối cho chuyện tình của ông và vợ mình.

February 12, 2021

ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ_ NGHE BÀI HÁT MẸ TÔI QUA GIỌNG HÁT VÕ HẠ TRÂM

ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ

Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm vui.....
Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Tôi dẫn ba đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra sông, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn.
Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ lương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ.
Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.
Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.
Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực. Mẹ bị bà nội bắt nạt, sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. Riết rồi lộng giả thành chân, mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc. May mà có đám cào cào châu chấu là chúng mày an ủi mẹ, thương mẹ.
Có những khuya cả nhà ngủ cả, mẹ bảo nhỏ vào tai tôi như thế. Có lúc, mẹ tủi thân, lặng đi, đoạn ôm lấy bốn đứa con còn bé dại hỏi : chúng mày có thương mẹ không ? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to : thương ! Mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.
Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như ma. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.
Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi vào cõi…tử, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng. Tôi ngoái nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi ù té chạy, sợ quay lại sẽ không thể đi khỏi cái xã quê hương mình, nơi cán bộ xã đầy đọa tôi vì lý lịch, không cho đi đại học, bắt ở nhà làm tổ trưởng gánh phân bắc ( phân người), phải đút lót mười con gà mới được gọi nhập ngũ… Tôi đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…
Đấy là chuyện của mấy mươi mươi năm xưa. Giờ đây, tôi ngồi thắp nén hương trước ảnh mẹ. Khói nhang như tóc mẹ từ thế giới hư vô còn rụng về đôi ba sợi cho tôi tưởng vọng. Mẹ trên tấm ảnh chừng vẫn rét, vẫn cứ đội khăn len và mặc áo len. Trong Sài Gòn này tết đổ mồ hôi. Mẹ ngồi trên bàn thờ vẫn rét, vẫn cứ là không gian của bờ bãi sông Hồng ngày tết. Con đâu kiếm được mưa phùn quấn quít, bọc lấy ngọn gió xuân như quê ta mà dâng mẹ lúc này. Mẹ tuy già nhưng tươi tắn nhìn tôi như sắp mỉm cười, như muốn nói với tôi rằng mẹ vẫn hiện hữu trên đời bằng chính thân xác và tâm hồn tôi, vẫn sống trong hoài niệm, trong ký ức con cái, xóm giềng.
Rằng mấy đứa con chính là di tượng của mẹ còn sống động, còn bay nhảy trên mặt đất. Tôi không hề ngủ gật và nằm mơ như thuở xưa. Nhưng gió bấc đã đến và thổi bay mẹ tôi đi về cõi khác mất rồi. Người Việt mình có câu :” Sinh dữ, tử lành”. Ngày tết, trước giao thừa, là dịp chúng ta tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà đã khuất. Mẹ đã hóa thành nấm cỏ xanh ngoài đồng vắng sau làng. Cỏ ấy ngày xưa mẹ từng dạy tôi cầm liềm cắt về nuôi trâu ăn lấy sức kéo cày. Nay mẹ lại biến thành nấm đất nuôi cỏ xanh. Chỉ có đội kèn dế là ở mãi bên mẹ để cử hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, những bài ca Requiem, kinh cầu hồn của tạo vật.
Bây giờ mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm.
Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng đầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước.
Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đô thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hóa phù sa, hóa mưa phùn, hóa bếp lửa, hóa ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hóa gió xuân ưng ửng cành đào, hóa thăm thẳm mù tăm…
Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ viếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh lính trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi rồi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm mùa mưa Bà Rá đêm tránh bom B.52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ…Và tôi, sẽ mãi là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn tết ?
Giao thừa đến rồi đó mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cần ai mừng tuổi đâu.
Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậy, chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh…Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về nơi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đau rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng.
Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác.
Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân bướm vàng, bánh chưng, mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ tình nghĩa lắm, quý hóa chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết tết này đến tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt blogs xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.
Những ngày tết xa quê

DANH SÁCH BÀI DĂNG TỪ MỚI ĐẾN CŨ

NHẠC SĨ THANH SƠN: ÔNG HOÀNG CỦA NHỮNG TÌNH KHÚC MÙA HÈ
NGHE LẠI CA KHÚC TUYỆT ĐẸP “ANAK – CON YÊU” _VÌ YÊU CON CHA MẸ SẼ CHẲNG TIẾC CẢ CUỘC ĐỜI
CASABLANCA - TÌNH YÊU LỚN MÃI THEO THỜI GIAN
TÌNH MÃI NGU NGƠ _(ときめきはバラード - Takeshi Matsubara) _LỜI VIỆT PHẠM DUY
BAO DUNG HƠN ĐỂ NHẸ LÒNG HƠN NHƯ NHẠC PHẨM “XIN CÒN GỌI TÊN NHAU”
"DELILAH_TÌNH HẬN" MỘT BẢN BALLAD GIẾT NGƯỜI
RU EM TỪNG NGÓN XUÂN NỒNG MỘT NHẠC PHẨM DỄ NGHE, DỄ THẤM, DỄ ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI NHƯNG LỜI KHÔNG DỄ LÝ GIẢI
CA KHÚC "KHOẢNH KHẮC TÌM VỀ"
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC
MẸ TA TRẢ NHỚ VỀ KHÔNG (THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN, NHẠC BETA THANH THIÊN TRẦN, TIẾNG HÁT THUỴ LONG)
TUẤN KHANH, CHIẾC VĨ CẦM KHÔNG CÓ TUỔI (NHẠT NHOÀ_TRẦN THÁI HOÀ)
DUYÊN THỀ VÀ DÒNG NHẠC CỦA NHẠC SĨ THANH TRANG
XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ
NHA TRANG NGÀY VỀ
CĂN NHÀ AN ĐÔNG CỦA MẸ TÔI _ Truyện ngắn của nhà Văn Nguyễn Tường Thiết
“MƯA TRÊN BIỂN VẮNG”_BÀI HÁT GẮN BÓ ĐỊNH MỆNH VỚI GIỌNG HÁT CA SĨ NGỌC LAN
ƯỚT MI, CƠN MƯA NHỎ TRÊN TÂM HỒN MONG MANH
GIỚI THIẾU ĐẾN MN MỘT ALBUM NỔI TIẾNG TRƯỚC 1975 ĐƯỢC SẢN XUẤT BỞI NS DUY KHÁNH _"BĂNG NHẠC TRƯỜNG SƠN 3 VỚI CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG VÀ NGƯỜI TÌNH"
NHẠC PHẨM “LÒNG NGƯỜI LY HƯƠNG” (“LA COMPLAINTE DES INFIDÈLES” – LỜI VIỆT: HƯƠNG HUYỀN TRINH)
NHẠC SĨ VŨ THÀNH AN VÀ NHỮNG BÀI KHÔNG TÊN _BÀI KHÔNG TÊN SỐ 2
“BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ” (PHẠM DUY & NGỌC CHÁNH) – TÂM HỒN YÊU THƯƠNG LÃNG MẠN ĐA CHIỀU CỦA MỘT CHÀNG TRAI MỚI LỚN
THƯƠNG NHỚ BÓNG XUÂN XƯA _"CÔ LÁI ĐÒ" (THƠ NGUYỄN BÍNH-NHẠC NGUYỄN ĐÌNH PHÚC)
NS HOÀNG NGUYÊN VÀ MỐI TÌNH ÂM NHẠC VỚI THÀNH PHỐ MÙ SƯƠNG _BÀI THƠ HOA ĐÀO (PRE 75)
CÓ MỘT PHẠM DUY CỦA XUÂN CA _KHÚC HÁT THANH XUÂN (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
MÙA XUÂN TRONG NHẠC CỦA NGUYỄN VĂN ĐÔNG _LK PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN & NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN
ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA _40 NHẠC PHẨM XUÂN XƯA THU ÂM TRƯỚC 1975
TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY (TÁC GIẢ HOÀNG THANH TÂM) _MỐI TÌNH ĐẦU QUA 2 THẾ KỶ
“CHÀNG LÀ AI?” BÀI TÂN NHẠC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC GHÉP CHUNG VÀO BẢN VỌNG CỔ, MỞ ĐẦU CHO THỂ LOẠI TÂN CỔ GIAO DUYÊN
"NẾU MỘT MAI EM SẼ QUA ĐỜI" _TƯỞNG NHỚ CS. LỆ THU (16-07-1943 - 15-01-2021)
"GIỌT MƯA TRÊN LÁ" XỨNG ĐÁNG LÀ CA KHÚC TIÊU BIỂU CHO TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG
“KHÚC HÁT THANH XUÂN” BÀI HÁT NGỌT NGÀO CHO MỘT THỜI THANH XUÂN HỒN NHIÊN ĐẦY MỘNG ƯỚC
HƯƠNG GIANG DẠ KHÚC (NGUYỄN HOÀNG ĐÔ) HỒNG NHIÊN
“NÓ” THỜI NÀO CŨNG CÓ – NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY (ANH BẰNG – HOÀNG MINH)
NHÀ "CHĂN NHẠC" TÔ VŨ TÁC GIẢ BÀI SỬ CA CÓ TÊN"NHẠC XƯA" VIẾT VỀ HAI BÀ TRƯNG
NHẠC SĨ PHẠM DUY NÓI VỀ CÁCH ĐẶT LỜI VIỆT CHO NHẠC NGOẠI _ALBUM "NHẠC NGOẠI TUYỂN CHỌN LỜI VIỆT PHẠM DUY"
NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ DANH CA THÁI THANH "MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ MỘT NGƯỜI MẸ"
CHỈ CÓ THÁI THANH MỚI CÓ BIỆT TÀI “PHIÊU” CŨNG VỚI NHỮNG CA KHÚC CỦA PHẠM DUY_ALBUM "THÁI THANH (PRE75)-TÌNH CA PHẠM DUY 2"
DANH CA THÁI THANH "TIẾNG HÁT LÊN TRỜI" _ALBUM "THÁI THANH (PRE75)-TÌNH CA PHẠM DUY 1"
"LOVE STORY" BẢN TÌNH CA BẤT HỦ
NHẠC PHÁP LỜI VIỆT _NHỮNG TÌNH KHÚC CỦA ELSA _QUELQUE CHOSE DANS MON COEUR (CHÚT VƯƠNG VẤN TRONG TIM)
NHẠC PHẨM "ELLE ÉTAIT SI JOLIE" (EM ĐẸP NHƯ MƠ) ĐÃ MANG NS ALAIN BARRIÈRE ĐẾN ĐỈNH CAO DANH VỌNG
BĂNG NHẠC SƠN CA 3 _MỪNG GIÁNG SINH _TÌNH YÊU & THANH BÌNH”
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CA KHÚC “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI”
SẦU CHOPIN "TRISTESSE" (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
EM VỀ MÙA THU _NGÔ THUỴ MIÊN
MÙA ĐÓN NẮNG _NẮNG THUỶ TINH
“NGHÌN TRÙNG XA CÁCH “ _LỜI TIỄN BIỆT DỊU ÊM CHO MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH 10 NĂM DAI DẲNG CỦA CỐ NS PHẠM DUY
PLAISIR D’AMOUR _TÌNH VUI (MÀ KHÔNG VUI)
“ĐÊM TRAO KỶ NIỆM” CA KHÚC NHẠC VÀNG NỔI TIẾNG NHẤT CỦA CA NHẠC SĨ HÙNG CƯỜNG
DÒNG SÔNG QUÊ CŨ (LA PLAYA )
XUÂN THÌ (PHẠM DUY)
ELLE IMAGINE_MỘT THOÁNG CHIM BAY (LỜI VIỆT KHÚC LAN) tiếng hát NGỌC LAN
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CA KHÚC "GÁNH LÚA" MỘT SÁNG TÁC CỦA NS PHẠM DUY
VÀI NÉT VỀ BÀI HÁT XƯA "ĐÀN CHIM NHỎ" CỦA NS PHẠM DUY
MAI HƯƠNG, ĐÓA HƯƠNG CA BUỔI SỚM
BẾN XUÂN _ ĐÀN CHIM VIỆT

CẢM NHẬN "ĐÊM THU” CA KHÚC ĐẦU TAY CỦA NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG

XIN CHỌN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG DẪU CHO KHÓ THƯƠNG

MỘT CHÚT GIA VỊ THÊM VÀO NHẠC PHẨM “NGÀY XƯA HOÀNG THỊ” BẤT HỦ CỦA PHẠM THIÊN THƯ–PHẠM DUY
VỀ CA KHÚC “MỘT BÀN TAY” CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY
THƯỞNG THỨC DẠ KHÚC SERENADE BẤT HỦ CỦA NHẠC SĨ THIÊN TÀI FRANZ SCHUBERT
ĐOÀN CHUẨN, TÌNH NGHỆ SĨ _ ĐOÀN CHUẨN-TỪ LINH, VẬY TỪ LINH LÀ AI?
LES FEUILLES MORTES - LÁ ÚA MÃI XANH
PHẠM DUY GIỮA CHÚNG TA (Sài Gòn 06/10/2021 ~ NS TUẤN KHANH)
50 NĂM GIAI THOẠI BÀI "IL EST MORT LE SOLEIL" (NẮNG ĐÃ TẮT)
TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU (THƠ LÊ THỊ Ý_NHẠC PHẠM DUY) JULIE
BOTH SIDES NOW HAI KHÍA CẠNH CUỘC ĐỜI (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
BÊN KIA SÔNG (THƠ NGUYỄN NGỌC THẠCH NHẠC NGUYỄN ĐỨC QUANG)
MƠ MÒNG_RÊVERIE - SCHUMANN(LỜI VIỆT PHẠM DUY)-TIẾNG HÁT MAI HƯƠNG
THU SẦU – LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT CUỘC TÌNH NGANG TRÁI
NHỚ QUÊ HƯƠNG (PHẠM NGỮ) LỆ THU PRE 75
ADIEU TRISTESSE (Tạm biệt nổi buồn)
NGỤ NGÔN CUỘC ĐỜI _CA KHÚC DONNA DONNA LÀ THÁNH CA CỦA SỰ TỰ DO
ĐỒNG XANH_GREEN FIELDS
RU ĐỜI ĐI NHÉ (TRỊNH CÔNG SƠN) TOÀN NGUYỄN
GIỌT MƯA THU, NHẠC PHẨM CUỐI CÙNG CỦA CỐ NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG
TIẾNG RU NGÀN ĐỜI (VU LAN MUỘN)_LÒNG MẸ
LỜI RU CHO ĐÀ NẲNG (NHẠC NHẬT LỜI VIỆT) KHÁNH LY
BÓNG CẢ _HÃY BAO DUNG NẾU CHA MẸ GIÀ ĐI...
CHIẾC LÁ THU PHAI (TRỊNH CÔNG SƠN)TUẤN NGỌC
CƠN GIÓ THOẢNG (QUỐC DŨNG) NGỌC LAN
ANH CÒN NỢ EM _NỢ MỘT CUỘC TÌNH DANG DỞ, NỢ EM CẢ THANH XUÂN TƯƠI ĐẸP CỦA MỘT THỜI CON GÁI…
LỜI TÌNH BUỒN (VŨ THÀNH AN) VŨ KHANH
BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN
VŨ ĐỨC SAO BIỂN NÓI VỀ “THU, HÁT CHO NGƯỜI”
CÁNH BUỒM XA XƯA (LA PALOMA)
YÊU EM BẰNG CẢ TRÁI TIM (LOVE ME WITH ALL YOUR HEART)
CHUYỆN TÌNH YÊU (HISTOIRE DE UN AMOUR)
CŨNG LÀ TRĂM NĂM _NO EXCUSAS SIN RODEOS
KHÔNG CẦN NÓI YÊU ANH (LỜI VIỆT PHẠM DUY) CA SĨ KIỀU NGA
DỐC MƠ (NGÔ THUỴ MIÊN) KHÁNH HÀ
ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY - NÀNG LÀ AI ?
MAI TÔI ĐI (NHẠC ANH BẰNG, THƠ NGUYÊN SA)
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CA KHÚC VƯỢT THỜI GIAN – “TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY”
HẠT MƯA BUỒN (DIỆU HƯƠNG) TRẦN THÁI HOÀ
NỖI TƯƠNG TƯ NGÀY MƯA THÁNG SÁU...
XA NHẤT VÀ GẦN NHẤT
HÃY LÀ CHÍNH BẠN _HÃY CỨ THẾ......
NĂM THÁNG TĨNH LẶNG, KIẾP NÀY BÌNH YÊN
LÒNG THIỀN, HOA CÚC NỞ
ĐỪNG ĐỢI...
ĐƠN GIẢN ĐẾN MỨC TẬN CÙNG CHÍNH LÀ TRÍ TUỆ (A SIMPLE LIFE IS FULLY HAPPINESS)
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
SỐNG TỬ TẾ...
TRÊN THẾ GIAN...
TRẢI NGHIỆM SỰ TĨNH LẶNG TRONG TÂM HỒN MÌNH
"NHÂN SINH MỘT GIẤC PHÙ VÂN, SỚM CÒN XUÂN SẮC CHIỀU ĐÔNG ĐÃ TÀN" ĐÓ PHẢI CHĂNG CHÍNH LÀ ĐỜI NGƯỜI
CÁI CẦN GẠT NƯỚC
HÃY DUY TRÌ SỰ BẬN RỘN BỞI ĐÓ LÀ LIỀU THUỐC RẺ NHẤT THẾ GIỚI
NHẠC PHẨM “TÌNH LỠ” (NHẠC SĨ THANH BÌNH) – CON ĐƯỜNG MÌNH ĐI SAO CHÔNG GAI…
GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG
NGƯỜI ĐÓNG ĐINH THỜI GIAN
NGÀY HÔM QUA LÀ THẾ
ĐẾN VỚI NHAU LÀ DUYÊN, Ở BÊN NHAU LÀ NỢ,… “HỐI TIẾC” CHÍNH LÀ NỢ DUYÊN ĐÃ HẾT KHIẾN CHÚNG TA PHẢI XA LÌA
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
THI PHẨM “MỘT TIẾNG EM” CỦA THI SĨ ĐINH HÙNG ĐƯỢC NHẠC SĨ NGUYỄN HIỀN PHỔ NHẠC THÀNH THI KHÚC NỔI TIẾNG “MÁI TÓC DẠ HƯƠNG”
HẠNH PHÚC LANG THANG (ANH BẰNG & TRẦN NGỌC SƠN) HỒ HOÀNG YẾN
GỌI EM LÀ ĐOÁ HOA SẦU _THƠ PHẠM THIÊN THƯ _NHẠC PHẠM DUY
BUỒN TÀN THU (CHINH PHỤ KHÚC) – VĂN CAO
MỐI TÌNH XA XƯA (“CÉLÈBRE VALSE DE BRAHMS”)–JOHANNES BRAHMS _NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – THỜI KỲ LÃNG MẠN
KHI NGƯỜI YÊU TÔI KHÓ– TUYỆT PHẨM TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ TRẦN THIỆN THANH
BÀI HÁT “GỌI NGƯỜI YÊU DẤU” – MỐI TÌNH OAN TRÁI Ở XỨ SƯƠNG MÙ ĐÀ LẠT
ĐỘNG HOA VÀNG THƠ PHẠM THIÊN THƯ & NHẠC PHẠM DUY
MỐI TÌNH GIỮA NGƯỜI ĐẸP LÝ LỆ HÀ VÀ CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI LÀ NGUỒN CẢM HỨNG TẠO NÊN BÀI THƠ và BÀI HÁT NỔI TIẾNG "ÁO LỤA HÀ ĐÔNG" ĐÃ HƠN 50 NĂM QUA
THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ NHỮNG “CHUYỆN TÌNH PARIS” TRONG THƠ CA – “LÊN XE TIỄN EM ĐI, CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ…”
BÀI HÁT “GỌI NGƯỜI YÊU DẤU” – MỐI TÌNH OAN TRÁI Ở XỨ SƯƠNG MÙ ĐÀ LẠT
MÔI SON JULIE-MÁI TÓC CHỊ HOÀI NHẠC NHẬT LỜI VIỆT PHẠM DUY
HỌC CÁCH QUÊN
NGÔ THUỴ MIÊN & TỪ CÔNG PHỤNG suốt cả một đời sáng tác cả hai chỉ chung thủy với những bài tình ca
NẮNG XUÂN (SOLENZARA)_BẢN NHẠC NGỢI CA TÌNH QUÊ HƯƠNG
TÌNH QUÊ HƯƠNG _ VIỆT LANG
NHỮNG NĂM CÒN LẠI TRONG CUỘC ĐỜI...
ĐẾN MỘT LÚC
BÓNG HỒNG CỦA NS ĐOÀN CHUẨN VỪA QUA ĐỜI ! _LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU_
BẠN THƯỜNG XUYÊN BỊ STRESS, CĂNG THẲNG MỆT MỎI
CA KHÚC " NGƯỜI YÊU DẤU ƠI" _ MỘT NỖI BUỒN TUYỆT ĐẸP
PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA MỖI NGƯỜI
VÀI DÒNG CẢM NGHỈ VỀ BÀI THƠ VÀ BÀI HÁT "EM HIỀN NHƯ MASOER"
HÃY SỐNG NHƯ BÔNG HỒNG
NS PHẠM DUY VÀ CA KHÚC NHẠC VÀNG "ANH HỞI ANH CỨ VỀ"
MỘT VÀI CẢM NHẬN NHẠC PHẨM "ĐỐ AI" CỦA NS PHẠM DUY
SỐNG CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “BÊN NI BÊN NỚ” (CUNG TRẦM TƯỞNG – PHẠM DUY
NGƯỜI VỀ _ PHẠM DUY
DẠ LAI HƯƠNG _ PHẠM DUY
TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI _MỐI TÌNH THƠ NHẠC 10 NĂM CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY và NHÀ THƠ LÊ LAN
NS NGÔ THỤY MIÊN VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC NHẠC PHẨM "EM CÒN NHỚ MÙA XUÂN"
ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ_ NGHE BÀI HÁT MẸ TÔI QUA GIỌNG HÁT VÕ HẠ TRÂM
CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “CẢM ƠN” CỦA NHẠC SĨ NHẬT NGÂN
AI LÊN XỨ HOA ĐÀO_CÕI ĐÀO NGUYÊN MỘT THUỞ CỦA ĐÀ LẠT NGÀY XƯA
TÔI ĐI TÌM LẠI MỘT MÙA XUÂN (ĐOÀN NGUYÊN) LỆ THU
NS PHẠM DUY VÀ CÂU CHUYỆN “TÌNH MẸ DUYÊN CON”
JULIE – TIẾNG HÁT LIÊU TRAI ĐẦY MÊ HOẶC
MẸ và TÔI !
NGUỒN GỐC HOA THẠCH THẢO_MÙA THU CHẾT
VĨNH BIỆT NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG (1937-2020_52 NHẠC PHẨM ĐỂ ĐỜI CỦA NS LAM PHƯƠNG THU ÂM TRƯỚC 75
THA LA XÓM ĐẠO _ NHẠC SĨ DZŨNG CHINH (1941-1969)
BÀI THÁNH CA BUỒN VÀ CUỘC TÌNH DƯỚI MƯA
LIÊN KHÚC BỐN CA KHÚC BẤT HỦ CỦA NS TRƯỜNG SA
THƯƠNG LẮM THÁNG 12_NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG
NẾU MỘT MAI EM SẼ QUA ĐỜI
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH – NÓI THAY LỜI TÂM SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI MỘ
VĨNH BIỆT DANH CA MAI HƯƠNG (1941-2020) – “VIÊN NGỌC QUÝ” CỦA TÂN NHẠC VIỆT NAM
RỒI MAI TÔI ĐƯA EM
MÙA THU TRONG MƯA
MỘT MAI EM ĐI
XIN CÒN GỌI TÊN NHAU
THU VÀNG, NHỮNG GAM MÀU TÊ TÁI
CHỈ CÒN GẦN EM MỘT GIÂY PHÚT THÔI...
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC “NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI”_THƠ TRẦN DẠ TỪ NHẠC PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG_THẤT TÌNH CA MUÔN THUỞ
Nhạc Sỹ PHẠM TRỌNG CẦU sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc “MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI“ và “TRƯỜNG LÀNG TÔI”
GIÀ ĐẦU MÀ CÒN MÊ NHẠC SẾN
HẠT BỤI VO TRÒN TRONG BỤNG MẸ CÚT CÔI_TRẦM TỬ THIÊNG
MƯA NGÂU THÁNG BẢY_NGƯU LANG CHỨC NỮ ĐỢI CHỜ
TRÍCH TỪ BÀI VIẾT CỦA CỐ NỮ CA SỸ QUỲNH GIAO VỀ BÀI HÁT "HOÀI CẢM" CỦA NHẠC SỸ CUNG TIẾN.
NGHE NHẠC BUỒN LÀ ĐỂ TÌM KIẾM NIỀM VUI_THE RHYMTH OF THE RAIN
BÀI HÁT "TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ" HÁT CHO NGƯỜI LÍNH NÀO
Ca sĩ KIM ANH: RƯỢU, MA TÚY và KIẾP CẦM CA
BOLERO CHỢ NỌ_ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ
KINH BỎ MẸ
VỀ NGANG TRƯỜNG LUẬT_TRẢ LẠI EM YÊU
CÓ MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA MANG DÒNG MÁU ĐẠI VIỆT
CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC "NƯƠNG CHIỀU" CỦA NS PHẠM DUY
PHIẾM: MỘNG SẦU_MƯA TRÊN CÂY SẦU ĐÔNG
SẮC MÔI EM HỒNG_ĐÀN BÀ QUYẾN RŨ VÌ ĐÂU ?
CHUYỆN PHIẾM VỀ ALBUM "TƠ VÀNG 3" NHỮNG TÌNH KHÚC TỪ CÔNG PHỤNG
ĐỜI ĐÁ VÀNG _ MỘT NHẠC PHẨM PHẢI MẤT 27 NĂM MỚI RA MẮT CÔNG CHÚNG
NGỮNG NGÀY THƠ MỘNG
GIAI THOẠI VỀ 3 BÀI THƠ " TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA, ... " GẮN VỚI LỘC KHÊ HẦU "ĐÀO DUY TỪ"
NGƯỜI TÌNH LÀ THIÊN TAI
NỖI ĐAU MUỘN MÀNG _ NGÔ THUỴ MIÊN
NẮNG THUỶ TINH
CUỘC ĐỜI ĐÓ CÓ BAO LÂU MÀ HỮNG HỜ
MẸ ƠI, CON ĐÃ VỀ
LADY GREEN SLEEVES _ VAI ÁO MÀU XANH
TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA _ COME BACK TO SORRENTO
SERENATA - CHIỀU TÀ
DÒNG SÔNG XANH-MỘT TRONG SỐ NHỮNG BÀI HÁT LÀM NÊN TÊN TUỔI DANH CA THÁI THANH
THÁI THANH_NGƯỜI ĐÃ ĐI RỒI
LẶNG LẼ NƠI NÀY_MỘT MÌNH ĐI...MỘT MÌNH VỀ... MỘT NGƯỜI CANADA NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT CỦA THÁI THANH (TRÍCH HỒI KÝ PHẠM DUY)
MỘT CÕI ĐI VỀ
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
TIẾNG HÁT THÁI THANH ĐÃ VỀ CHỐN "NGHÌN TRÙNG XA CÁCH"
ALINE-GỌI TÊN NGƯỜI YÊU
CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI
NGUYÊN SA và SỰ THAY ĐỔI CẢM NHẬN THI CA VN
CÁNH BƯỚM VƯỜN XUÂN
DIỄM CỦA NGÀY XƯA
BẢN TÌNH CA CỔ XƯA "SCARBOROUGH FAIR" - ÔI GIÀN THIÊN LÝ ĐÃ XA
TÌNH SỬ ROMEO & JULIET- CHUYỆN TÌNH CỦA MỌI THỜI ĐẠI
TUYỆT PHẨM LÃNG MẠNG DÀNH CHO MỐI TÌNH ĐẦU 70 NĂM TRƯỚC _NS LÊ MỘNG NGUYÊN và "TRĂNG MỜ BÊN SUỐI
HẸN HÒ _ PHẠM DUY
PHÚT GIAO THỪA LẶNG LẼ ...
BẾN XUÂN
PHẠM THIÊN THƯ & NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
LỆ THU hay "NƯỚC MẮT MÙA THU"
NGHỆ THUẬT VIẾT LỜI VIỆT CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY QUA CA KHÚC CHUYỆN TÌNH (LOVE STORY)
CA KHÚC "SANG NGANG" VÀ MỐI TÌNH TUYỆT VỌNG CỦA NHẠC SỸ ĐỖ LỄ
CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ĐƯỢC PHỔ NHẠC & HÁT LẦN ĐU TIÊN TẠI PLEIKU NHƯ THẾ NÀO?
NỮA HỒN THƯƠNG ĐAU và BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH
TẠI SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI ?
CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI_ KÝ ỨC CỦA MỘT THỜI
TRÍCH TỪ HỒI KÝ CỦA CA SỸ JULIE
THÀ NHƯ GIỌT MƯA và "NGƯỜI TÊN NHIÊN" từ THƠ đến NHẠC
TÌNH HOÀI HƯƠNG
TẠI SAO NHẠC SỸ PHẠM DUY LẠI BỎ QUÊN CÂY ĐÀN ?
NƯƠNG CHIỀU
NHẠC SỸ DZŨNG CHINH _ TÁC GIẢ NHẠC PHẨM "NHỮNG ĐỒI HOA SIM" CHẾT TRÊN ĐỒI HOA SIM
ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIÓ QUA
ĐƯỜNG TRẦN ĐÂU CÓ GÌ
TÌNH CA _ PHẠM DUY
CHO ĐỜI CHÚT ƠN
PHẠM DUY "TẠ ƠN ĐỜI" hay ĐỜI TẠ ƠN PHẠM DUY
THI SỸ PHẠM VĂN BÌNH và MỐI TÌNH KHẮC KHOẢI TRONG NHẠC PHẨM CHUYỆN TÌNH BUỒN
THƠ, NHẠC vả "NGƯỜI TÌNH" CỦA NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC "QUÊ NGHÈO" CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY
NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI hay "TÔI XA HÀ NỘI" ?
CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG
NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI
ĐI TÌM ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG
ĐI TÌM ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
KIẾP LÁ PHẬN NGƯỜI trong "ĐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG"
NHẠC SỸ NGỌC CHÁNH _ "BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ"
"CƠN MÊ CHIỀU" của NGUYỄN MINH KHÔI tưởng niệm cuộc thảm sát năm MẬU THÂN, HUẾ
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
MÙA THU trong tình ca Việt
ÔNG TRUMP NÓI GÌ VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VN
12 THÓI QUEN TƯỞNG XẤU NHƯNG HOÁ RA LẠI TỐT
CÁI "VÔ" TRONG TRANH THUỶ MẶC
10 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN HẠNH PHÚC
BUÔNG BỎ PHIỀN NÃO
THÔI KỆ_TRỊNH CÔNG SƠN
GS TRẦN VĂN KHÊ: NGÀI CHƠI VỚI AI MÀ KHÔNG BIẾT MỘT ÁNG VĂN NÀO CỦA NƯỚC VIỆT ?
HAI MẶT CỦA CUÕC ĐỜI
KHI TÔI CHẾT, HỎI CÒN AI GHÉT, AI THƯƠNG?
PHÚT CHIÊM NGHIỆM CUỘC ĐỜI
GÕ CỬA VÔ THƯỜNG
GIÁ TRỊ CỦA SỰ TĨNH LẶNG
HIỂU ĐỜI
5 Cái “Đừng” Của Cuộc Đời
Bao dung càng lớn hạnh phúc càng nhiều
CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH CHA
KIẾP NGƯỜI
CUỘC ĐỜI CỦA MẸ
CUỘC ĐỜI MỘT CHIẾC LÁ
TÌM ĐƯỢC NGƯỜI THẤU HIỂU MÌNH MỚI THỰC LÀ NIỀM VUI LỚN NHẤT
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
NHỮNG BỨC ẢNH THÀNH PHỐ TRONG MÀN MƯA CỦA NHIẾP ẢNH GIA EDUARD GORDEEV
BUDDHIST ADVICE ON ANGER
KỲ HUYỆT GIÚP PHỤC HỒI THỊ LỰC
MỐI TÌNH TÔM KHÔ CỦ KIỆU
05 CÁI PHÚC LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI
NHÌN THẤU NỘI TÂM MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI ĐIỀU QUÁ KHÓ
CHIẾC ÁO SẦU HAI VẠT" TRONG NHỮNG KHÚC TÌNH CA
Hãy Đọc Khi Bạn Đang Cảm Thấy Chán Nản Về Cuộc Sống
LỜI XIN LỖI
NHỚ ĐẤY, CÁI CUỘC ĐỜI NÀY
Nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur) Sài Gòn xưa trước 75
NƯỚC CHANH CHUYÊN GIA GIẾT TẾ BÀO UNG THƯ
QUÁN TRỌ TRẦN GIAN
TRỜI MƯA NHƯ BÀI CA
TRONG DÒNG ĐỜI TRÔI CHẢY, KẺ ĐẾN NGƯỜI ĐI ĐỀU LÀ CÓ NGUYÊN DO CẢ...
HẠT BỤI NÀO HOÁ KIẾP THÂN TÔI...
TRÊN TRỜI MỘT VÌ SAO, DƯỚI ĐẤT MỘT CON NGƯỜI...
THƯỜNG KHIÊM TỐN, BẬC ĐẠI THIỆN GIẢ ẮT KHOAN DUNG
NẾU NHƯ TRONG LÒNG MỆT MỎI, HÃY THỬ NHÌN ĐỜI TỪ HƯỚNG KHÁC
NHẠC SĨ SONG NGỌC VÀ MỘT ĐỜI SÁNG TÁC
MẸO KHI BỊ ONG CHÍCH
CHUYỆN Ở ĐỜI…
ĐỂ QUÊN BÀI HỌC
CHA MẸ LÀ NHẤT TRÊN ĐỜI
MỘT CHÚT LAN MAN
EM CÓ BAO GIỜ ĐỨNG NGẮM MÙA ĐÔNG
CÂU CHUYỆN ĐÊM BA MƯƠI
ĐÀ LẠT NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM
MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC
3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNG
CHÉN THUỐC ĐỘC CỦA SOCRATES
NHẪN & NHỊN
Thông minh không phải yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công, mà Chìa khóa của sự thành công là “ý chí”
Đời người là một loại lựa chọn, cũng là một loại buông bỏ
NHỮNG NGƯỜI BẠN GẶP TRÊN ĐƯỜNG
NHỚ MỘT THỜI XÍCH LÔ MÁY TẠI SÀI GÒN
XE ĐIỆN SÀI GÒN XƯA
CƠM THỐ SÀI GÒN XƯA
CÔ GÁI ĐÁNH CỌP NGAY LỄ KHAI THỊ CHỢ BẾN THÀNH 1914
HÃY NHẸ NHÀNG
XIN MỜI CÁC BÁC MUA CHIM NHÉ
CẢM XÚC NGÀY CUỐI NĂM
NHỮNG CÂY BONSAI BIẾT BAY LƠ LỬNG Ở NHẬT
ĐƠN GIẢN ĐẾN MỨC TẬN CÙNG CHÍNH LÀ TRÍ TUỆ
SỐNG HẠNH PHÚC HAY KHÔNG LÀ TUỲ TÂM MÌNH QUYẾT ĐỊNH
THƯ BA GỬI CON GÁI YÊU NGÀY VỀ NHÀ CHỒNG
BÂNG KHUÂNG CHIỀU CUỐI NĂM
LY RƯỢU CHIỀU CUỐI NĂM
TẢN MẠN CHIỀU CUỐI NĂM
LỜI CHÚC ĐẦU NĂM
TẠI SAO CÁC CỤ LẠI GỌI LÀ "TẾT NHẤT
TẾT NGUYÊN TIÊU TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT
MÙI TẾT
CHIẾC CẶP ĐEN CỦA TỔNG THỐNG MỸ
THƠ CHÚC TẾT NƠI ĐẤT KHÁCH XUÂN CON KHỈ 2016
CHÚT TẢN MẠN ĐẦU NĂM BÍNH THÂN 2016
ĐẠP TUYẾT TẦM MAI
07 BÀI HỌC SÂU SẮC GIÚP BẠN CÓ CUỘC SỐNG ÍT BUỒN PHIỀN HƠN
MƯA RÀO VÀ MƯA BỤI
Cách cứu người tai biến mạch máu não bình phục tức khắc
LÀ AI KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ Ở CẠNH AI
MỘT CÁI ÔM MỖI NGÀY
DEAD MAN'S SUITCASE
SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT KHÔNG CÓ ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ
NGƯỜI PHỤ NỮ CHÍNH LÀ PHONG THỦY TUYỆT VỜI CHO NGÔI NHÀ
NHỚ CÀ PHÊ NĂM CŨ
VẺ ĐẸP TRẦM MẶC CỔ KÍNH CỦA NHỮNG CÂY CẦU KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
TỰ NGUYỆN
THÀNH THẬT
ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG _ BÀN TAY NẮM LẤY BÀN TAY
KHÔNG CÓ THỜI GIAN_NO TIME
ĐỪNG ĐỂ TRÁI TIM BỊ ĐÁNH MẤT
KHOE KHOANG CÁI GÌ THÌ SẼ MẤT CÁI ĐÓ
CHA ĐẺ RẠP HÁT HƯNG ĐẠO
NHỮNG CÔNG TRÌNH TUYỆT VỜI BÊN BỜ SÔNG SEINE CỦA PARIS
9 ĐIỀU ĐỂ THẤY CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG
FLOWERS IN SNOW_HOA TUYẾT
AUD LANG SYNE_MỘT CA KHÚC DÙNG ĐỂ TIỄN ĐƯA NĂM CŨ VÀ ĐÓN CHÀO NĂM NỚI
LẠC LỐI GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG NHỎ VÀ NHỮNG GÓC PHỐ BÌNH YÊN
BỨC TRANH KHÔNG CÓ MẮT
SUÝT NỮA BÀI THƠ "HAI SẮC HOA TIGÔN" ĐÃ CHÁY THÀNH TRO !
NIỀM VUI & NỔI BUỒN
CÓ TIỀN MUA NHÀ ĐẸP NHƯNG...
LẮNG NGHE
GIẤC MƠ ÁO TRẮNG
CÁ ĐÙ MỘT NẮNG BUÔNG ĐŨA CÒN THÈM
THƯỞNG THỨC VỊ BÉO BÙI DĨA ĐUÔNG ĐẤT NÓNG HỔI TRÀ VINH
Thơm hương lá mướp gói xương vịt bằm
BẬN
ẤM ÁP LÀ KHI...
MỘT CÕI ĐI VỀ
MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÃ
CÂU CHUYỆN VỀ ĐẠI HỌC STANFORD
BABYSITTING_GIỮ TRẺ Ở MỸ
CON CÁ TRÀU BƠI TỪ SÂU LÊN CẠN
SINH RA LÀ NGUYÊN BẢN ...
VỢ, NGƯỜI TÌNH & HỒNG NHAN TRI KỶ
MỘT CHÚT LAN MAN NGẪM LẠI "CÁI SỰ ĐỜI"
HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG… KHÔNG CÒN VỚI CHÚNG TA NỮA
CÀN KHÔN ƠI XIN RÓT RƯỢU GIÙM NGAY
CÓ HỀ CHI VÀNG CHÚT RONG RÊU
CHO VÀ ...CHO
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
Đủ nắng hoa sẽ nở_Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy
OH! NHÌN GÌ MÀ KINH THẾ
VAI DIỄN CUỐI CÙNG
KHÔNG CÓ GIÁ TIỀN CHO TÌNH YÊU
HÃY QUÊN ĐI 3 THỨ TRONG ĐỜI
Sự khác biệt giữa tiền xu và tiền giấy
TRANH CÃI VỚI KẺ NGỐC...
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIÓ QUA
LÀM SAO ĐỂ PHA ĐƯỢC CHÉN TRÀ NGON?
RẤT GẦN & RẤT XA
NHỮNG CHỐN BÌNH YÊN NHẤT XỨ HÀN
NHỮNG CÂU THƠ HAY VỀ BÔNG HỒNG
MẸ _ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN
MỰC MỘT NẮNG PHAN THIẾT
KỶ NIỆM _ HẠNH PHÚC HAY VẾT THƯƠNG
TRẦM TỬ THIÊNG_MỘT ĐỜI "TƯỞNG NIỆM"
KHÚC LUÂN VŨ MÙA ĐÔNG
MÙA GIÁNG SINH Ở SAN ANTONIO
MÓN NỘM 3 MIỀN_(GỎI 3 MIỀN)
HẤP DẪN HƯƠNG VỊ THỊT CỪU NƯỚNG NINH THUẬN
GÓC PHỐ DỊU DÀNG
SYLVIE VARTAN, 40 NĂM TÌNH KHÚC NICOLAS
3 NHẠC SĨ NỔI TIẾNG CÙNG SAY ĐẮM MỘT NÀNG TIÊN _CHUYỆN TÌNH NHẠC SĨ NGUYỄN THIỆN TƠ TÁC GIẢ CA KHÚC "GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG"
HÃY SỐNG CUỘC SỐNG CỦA MÌNH VÀ QUÊN ĐI TUỔI TÁC
BÀI THÁNH CA BUỒN VÀ CUỘC TÌNH DƯỚI MƯA
CẢNH THẦN TIÊN PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT NƯỚC
BỘ ẢNH THẦN THOẠI CỦA NHIẾP ẢNH GIA CARLOS IONUT
CÁ LINH_ĐẶC SẢN MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI
SỐNG TỬ TẾ
SAI LẦM KHI TỨC GIẬN
CHI RỒI CŨNG QUA
KHE NỨT TRÁI ĐẤT BIẾN THÀNH HỒ NƯỚC TUYỆT ĐẸP_HỒ BAIKAL
NHỚ CON CÁ HỐ THÁNG GIÊNG
TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY
MỖI PHÚT GIẬN DỮ
KHI VIỆT NAM MÌNH KHÔNG CÒN ĐẸP TRONG MẮT BẠN BÈ THẾ GIỚI...
6 VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
THƯƠNG LẮM THÁNG 12
SỰ IM LẶNG NGỌT NGÀO
NHỮNG SẮC MÀU CUỘC SỐNG
ĐÔI ĐIỀU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ "MẮT BUỒN" CỦA NHÀ THƠ BÙI GIÁNG
TIẾNG VIỆT DỄ THƯƠNG QUÁ
NẾU ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH
GIẾT THỜI GIAN
TÀI SẢN QUÍ GIÁ NHẤT CỦA CON NGƯỜI
CHỈ MỘT CHÚT THÔI MÀ!
NGUỒN GỐC BÀI " KÈN MẶC NIỆM TỬ SĨ HOA KỲ"
NHỮNG NGÔI VƯỜN VÀ CÁNH ĐỒNG ĐẦY SẮC MÀU
THE POWER OF HUGS (SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CÁI ÔM)
NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA NỮ TÀI TỬ AUDREY HEPBURN KHI ĐƯỢC HỎI VỀ BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP CỦA BÀ
NHIẾP ẢNH GIA DANIELA BABIC ĐÃ CHỤP ẢNH CON TRAI 10 THÁNG TUỔI CỦA MÌNH CÙNG VỚI CÁC CON VẬT
ĐỪNG CHỜ ...
TRÊN THẾ GIAN NÀY...
NGÀY HÔM QUA LÀ THẾ
KHÚC HÁT CHIỀU MƯA NĂM CŨ “BÂNG KHUÂNG CHIỀU NỘI TRÚ”
MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH… ĐỂ RA ĐỜI NHẠC PHẨM BẤT HỦ "nắng chiều"
TÉP BẠC MIỀN TÂY NAM BỘ