KÝ ỨC VỀ MỘT MÙA GIÁNG SINH XƯA
CHỦ ĐỀ
- 70 NĂM TÌNH CA (1)
- ẨM THỰC (31)
- CẢM NHẬN ÂM NHẠC (240)
- CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC (151)
- CHIA SẼ (69)
- CƯỜI (14)
- DU LỊCH (9)
- HIỂU VỀ TRÁI TIM (23)
- KIẾN THỨC (20)
- LỐI SỐNG (72)
- MẸ (24)
- NHẠC (1)
- QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG (119)
- RƯỢU VANG (5)
- SỨC KHOẺ (20)
- TẢN MẠN (15)
- TẾT (16)
- THƠ (54)
- TIN ẢNH (51)
- TRUYỆN NGẮN (9)
- XƯA (15)
November 27, 2021
BĂNG NHẠC SƠN CA 3 _MỪNG GIÁNG SINH _TÌNH YÊU & THANH BÌNH
November 19, 2021
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CA KHÚC “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI” _BÀI HÁT TỪNG GÂY TIẾNG VANG LỚN TRONG SỰ NGHIỆP CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
“Những gì tôi viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài “Chiều Mưa Biên Giới” là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiếɴ đấu, giành lại non sông, mà chính chúng lại khiến tôi khó xử với chính quyền đương thời ngày đó” – Nguyễn Văn Đông
November 17, 2021
SẦU CHOPIN "TRISTESSE" (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
Với người yêu nhạc cổ điển nói chung, Chopin là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời kỳ lãng mạn, được xưng tụng là “thi sĩ làm thơ bằng dương cầm” (the poet of piano). Với giới nhạc sĩ dương cầm nói riêng, Chopin là đỉnh cao để mọi người ngưỡng vọng, mà không bao giờ với tới.
Chopin tên họ đầy đủ là Frédéric Francois Chopin, mang hai dòng máu Pháp – Ba-lan, ra chào đời ngày 1 tháng 3 năm 1810 tại làng Zelazowa Wola, thuộc Đại công quốc Warsaw (tức thủ đô Warsaw của Ba-lan ngày nay).
Chopin đã có một tuổi niên thiếu được nhiều ưu đãi. Nhờ ông bố Nicolas làm giáo sư Pháp văn tại trường Warsaw Lyceum – trường trung học dành cho con trai của các danh gia vọng tộc – cả gia đình Chopin được cư ngụ trong ký túc xá của trường (ngày nay là cơ sở của Đại học Warsaw).
Bên cạnh nghề giáo, ông Nicolas Chopin còn là một nhạc sĩ thổi sáo và đàn vĩ cầm, bà vợ Justina thì chơi dương cầm và dạy đàn cho các nam sinh nội trú. Frédéric Chopin lớn lên trong bầu không khí tràn ngập tiếng nhạc ấy, đặc biệt là tiếng dương cầm của bà mẹ.
Có thể nói, Frédéric Chopin là một sự kết hợp giữa thiên tài và bản tính đa sầu đa cảm. Khi mới lên 5 tuổi, có lần nghe mẹ đàn, Frédéric Chopin đã khóc nức nở. Tuy nhiên, người đầu tiên dạy dương cầm cho Frédéric Chopin không phải là bà mẹ mà là cô chị cả Louise.
Năm lên 6 tuổi, Chopin đã có khả năng đàn lại những khúc nhạc đã nghe, và có khi còn phối hợp, biến đổi để tạo thành một nhạc khúc mới, ngay trên phím đàn chứ không cần viết thành dòng nhạc!
Tới năm 7 tuổi, Chopin trình diễn lần đầu tiên trước công chúng, và lập tức đã được giới thượng ngoạn so sánh với hai thần đồng đi trước, là Beethoven và Mozart.
Cũng vào năm 7 tuổi, Chopin sáng tác hai nhạc khúc đầu tiên, đó là 2 bản Polonaises – tức thể điệu luân vũ dân gian của Ba-lan.
Năm Chopin 11 tuổi, khi Sa hoàng Alexander đệ Nhất tới Warsaw để khai mạc quốc hội Ba-lan, cậu đã được trình diễn trước vị hoàng đế. Tới năm 15 tuổi, Chopin đã được mọi người xưng tụng là nhạc sĩ dương cầm hay nhất ở thành Warsaw.
Năm 16 tuổi, Chopin được vào Nhạc viện Warsaw, và được nhạc sư Josef Elsner nổi tiếng của Ba-lan hướng dẫn trong thời gian 3 năm về hai bộ môn nhạc lý và sáng tác.
Sau này, trong thư từ trao đổi với bạn bè, Chopin đã tiết lộ “nàng thơ” (muse) đầu tiên của ông không ai khác hơn là cô bạn học xinh đẹp Konstancja Gladkowska, về sau trở thành nữ ca sĩ của Nhà hát Opera Warsaw. Những rung động thầm kín đầu đời ấy – về tâm hồn cũng như thể xác – của chàng trai 17 tuổi đã được Chopin biến thành dòng nhạc trong hàng chục nhạc khúc soạn cho dương cầm.
Tháng 8 năm 1829, ba tuần lễ sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Warsaw, Chopin được mời sang trình diễn ở thành Vienne, kinh đô nước Áo, và cũng là thủ đô âm nhạc của cả thế giới.
Trở về Warsaw, vào cuối năm 1829 đầu năm 1830, tại Nhà hát Quốc gia, Chopin đã trình tấu hai bản Piano Concerto số 1 và số 2 nổi tiếng của ông, sáng tác vào tuổi 19 – cái tuổi mà trước kia, Beethoven và Mozart còn đang theo thầy.
Cũng vào đầu năm 1830, Chopin bắt đầu viết những bản Études để đời. Chữ “étude” nguyên là tiếng Pháp, có nghĩa là “học tập”, tức “study” trong tiếng Anh. Trong phạm vi âm nhạc, “études” là những khúc nhạc được soạn với dụng ý để các nhạc sĩ tương lai luyện tập kỹ năng. Vì thế, thể loại études thường chú trọng tới kỹ thuật nhiều hơn là nghệ thuật.
Nhưng riêng Chopin, trong số 27 bản études của ông, có khá nhiều bản đã trở thành những nhạc khúc để đời, chẳng hạn bản Étude số 3 của Opus 10 (“Opus”, viết tắt là “Op”, có nghĩa là “Tuyển tập”), mà về sau được hậu thế đặt tên là Tristesse, tiếng Pháp có nghĩa là Nỗi Sầu.
Bên cạnh đó, Chopin cũng nổi tiếng với những sáng tác ngẫu hứng, tức “impromtu”, là những sáng tác không có chủ định trước, mà dòng nhạc, nét nhạc, hồn nhạc chợt đến theo nguồn cảm hứng. Một trong những sáng tác ngẫu hứng nổi tiếng của Chopin là bản “Fantaisie Impromtu”.
* * *
Đầu tháng 10 năm 1830, chàng nhạc sĩ 20 tuổi rời Warsaw để lên đường chinh phục Âu châu.
Khi ra đi Chopin đeo trên tay một cái nhẫn cho cô bạn Konstancja Gladkowska xinh đẹp ở Nhạc viện Warsaw ngày nào, nay trở thành nữ ca sĩ của Nhà hát Opera Warsaw, tặng chàng thay lời giã biệt; đồng thời Chopin còn cầm trên tay cái chén bằng bạc, đựng một nắm đất của quê hương.
Không biết đây có phải là một cái điềm hay không, chỉ biết sau đó, Chopin đã không bao giờ trở lại cố hương! Bởi vì chỉ hơn 3 tuần sau, khi Chopin đang ở thành Vienne, cuộc nổi dậy của nhân dân Ba-lan chống lại ách nô lệ của đế quốc Nga bùng nổ. Tháng 9 năm 1831, trên đường từ Vienne tới kinh thành ánh sáng Paris, được hung tin cuộc nổi dậy đã bị quân Nga dẹp tan, Chopin đã thề sẽ không bao giờ trở lại, một khi trên quê hương còn bóng quân thù!
Tại Paris, trong thời gian đầu, Chopin chỉ trình tấu dương cầm trong phòng khách của các biệt thự của giới quý tộc, hoặc các nhà tài phiệt yêu nhạc.
Tuy nhiên, kể cả sau khi đã nổi tiếng ở Paris, Chopin cũng rất ít khi trình diễn tại các hí viện, bởi ông cho rằng cách đàn của mình thích hợp với khung cảnh của nhạc thính phòng hơn. Cho nên về sau, mỗi năm Chopin chỉ trình diễn một buổi duy nhất cho công chúng ở hí viện Salle Pleytel, một rạp hát chỉ có 300 ghế ngồi.
Ngoài buổi trình diễn nói trên, Chopin chỉ đàn tại các phòng khách tư gia, các buổi họp mặt văn nghệ sĩ với số thính giả không quá 30 người. Tuy nhiên, khung cảnh mà ông ưa thích nhất vẫn là phòng khách trong căn apartment nhỏ hẹp mà ông thuê mướn.
Năm 1835, Chopin tới Carlsbad, một thị trấn cổ kính ở Đức để gặp lại cha mẹ – và cũng là lần gặp gỡ cuối cùng. Trên đường trở lại Paris, khi đi qua vùng Saxony, Chopin được tái ngộ một số đồng hương Ba-lan đang sống lưu vong tại đây, trong đó có gia đình Công tước Wodzinski với ái nữ Maria. Năm năm về trước ở Warsaw, Maria còn là một cô bé con 11 tuổi, nay cô đã dậy thì, xinh đẹp, thông minh, với một tâm hồn nghệ sĩ.
Bằng đó thứ đã khiến trái tim chàng nhạc sĩ 25 tuổi rung động, và được Maria đáp lại. Qua năm 1836, sau khi cùng gia đình Wodzinski nghỉ hè tại Dresden (Đức), Chopin ngỏ lời cầu hôn. Dĩ nhiên, Maria nhận lời, nhưng mẹ nàng chỉ chấp thuận trên nguyên tắc, nghĩa là cho hai người đình hôn rồi để đó, viện lý do Maria mới 17 tuổi, nhưng thực ra là vì tình trạng sức khỏe của Chopin.
Cũng nên biết, trong khoảng thời gian 2 năm 1835-1936, sức khỏe của Chopin trở nên tồi tệ tới mức có tin đồn ông đã chết.
Cuộc nhân duyên bất thành giữa Frédéric Chopin và Maria Wodzinska không bao giờ được tiết lộ ra ngoài, mãi tới sau khi ông qua đời, người ra mới khám phá ra những lá thư của Maria và mẹ nàng, nữ Công tước Wodzinska, viết cho Chopin, được ông cất trong một phong bì lớn, với lời ghi chú bằng tiếng Ba-lan ở bên ngoài: “Nỗi sầu thảm của đời tôi”.
Chuyện tình buồn ấy đã để lại cho hậu thế 9 tác phẩm, gồm có: Bản luân vũ biệt ly (Farewell Waltz), viết khi Chopin giã biệt Maria, và bản Étude số 2, Opus 25, viết sau khi trở về Paris, được ông gọi là “chân dung tâm hồn của Maria”; tiếp theo là 7 ca khúc phổ từ thơ của 3 thi sĩ Ba-lan thuộc trường phái lãng mạn. Bảy ca khúc này được Chopin gửi riêng cho Matia, còn Bản luân vũ biệt ly và bản Étude số 2, Opus 25, chỉ được khám phá sau khi Chopin qua đời.
Sau Maria Wodzinska, đã xuất hiện một nàng thơ “ngắn hạn” trong đời Chopin, đó là nữ Bá tước Delfina Potocka, người đã được ông đề tặng bản Étude số 1, Opus 64, tức bản “Minute Waltz” nổi tiếng, còn có tựa tiếng Pháp là “Valse du petit chien” – Bản valse của con chó con.
* * *
Cũng trong năm 1836, năm chia tay Maria Wodzinska, Chopin đã gặp người tình lớn nhất của đời mình. Trong một party do nữ Bá tước Marie d’Agoult, tình nhân của nhà soạn nhạc Frank Liszt, tổ chức, Chopin được giới thiệu với người đàn bà nổi tiếng nhất, tai tiếng nhất kinh thành ánh sáng thời bấy giờ. Đó là nhà hoạt động cho nữ quyền Amantine Dupin, tức nữ Nam tước Dudevant, nhưng lại thích được mọi người gọi bằng bút hiệu của mình: nữ văn sĩ George Sand!
Khi ấy, Chopin mới 26 tuổi và đang thất tình Maria Wodzinska, còn Amantine Dupin 32, đã trải qua một đời chồng và hơn nửa tá mối tình lớn nhỏ với các thi, văn, nhạc sĩ nổi tiếng, như Jules Sandau, Alfred de Musset, Charle Didier, Pierre-Francois Bocage…
Amantine Dupin vốn thuộc hoàng tộc Bourbon, có họ với vua Louis 16 nhưng lại là người có đầu óc cấp tiến. Năm 19 tuổi, Amantine kết hôn với Nam tước Casimir Dudevant, được một trai một gái.
Đầu năm 1831, vào tuổi 26, Amantine bỏ chồng để bắt đầu một cuộc “nổi loạn tình cảm” kéo dài 5 năm. Đầu tiên là văn sĩ Jules Sandau, người đã hướng dẫn Amantine trong bước đầu sự nghiệp văn chương, và chọn cho nàng bút hiệu “George Sand”.
Chỉ 2 năm sau, George Sand đã tạo được tên tuổi riêng cho mình, và được nhìn nhận là nhà văn nữ có tầm vóc đầu tiên của nền văn học Pháp. Bên cạnh các tác phẩm, George Sand còn nổi tiếng với tác phong bụi đời như dân du mục Bohémien, ăn mặc như đàn ông, hút thuốc lá ở nơi công cộng, cặp kè thân mật cả với người cùng tính phái, trong đó có nữ diễn viên Marie Dorval.
Có lẽ trong số nhân tình của George Sand, thi sĩ kiêm văn sĩ Alfred de Musset là người duy nhất ca tụng nữ tính nơi con người nàng. Ông viết:
“Theo tôi, George Sand là phụ nữ có nhiều nữ tính nhất!”
Nhưng riêng Chopin thì khi gặp George Sand lần đầu đã phải sợ hãi. Ông viết cho một người bạn:
“George Sand quả là một phụ nữ đáng kinh hãi. Nhưng cô ta có phải là một người đàn bà thực sự hay không? Sao tôi nghi quá!”
Nhưng George Sand thì đã mê Chopin ngay trong lần đầu gặp gỡ ấy, và đã bỏ chàng tình nhân đang cặp kè để theo đuổi nhà nhạc sĩ. Trong lá thư dài 32 trang gửi một một người bạn thân, George Sand đã viết thẳng ra rằng mình đã lợi dụng cơ hội Chopin đang cô đơn tuyệt vọng sau khi chia tay Maria Wodzinska để chinh phục chàng nhạc sĩ trẻ.
Kết quả, tới giữa năm 1838, cả thành phố Paris đã biết chuyện Chopin và George Sand cặp kè thân mật. Bước sang năm 1839, Chopin bắt đầu chung sống với George Sand, và sống chung với hai đứa con của nàng.
Cuộc tình của hai người kéo dài được 10 năm; nhưng trong những năm cuối, George Sand được mô tả là một cô y tá nuôi bệnh hơn là một người tình, bởi vì tình trạng sức khỏe của Chopin ngày càng tồi tệ. Cuối cùng, hai người lặng lẽ chia tay vào năm 1847.
Bá tước Wojciech Grzymala, một người bạn thân đã theo dõi từ đầu tới cuối cuộc tình 10 năm giữa Chopin và George Sand, sau này kể lại:
“Nếu Chopin không bất hạnh đến nỗi gặp George Sand, người đàn bà đã đầu độc cả cuộc đời của ông, thì ông cũng sống thọ như Cherubini vậy!”
Cũng nên biết, nhà soạn nhạc lão thành Cherubini, một người bạn thân của Chopin, sống thọ 81 tuổi!
* * *
Tháng Tư năm 1849, cuộc cách mạng mà sau này người cộng sản gọi là “Công Xã Paris” nổ ra, Chopin bỏ sang Anh quốc, sống ở lâu đài của Công nương Jane Stirling, cùng với người chị góa của Công nương. Jane Stirling là một học trò cũ và cũng là một người sùng mộ Chopin, đã ngỏ ý làm mai chị mình cho ông, nhưng Chopin đã từ chối, bởi vì với bệnh tật trong người, ông cho rằng mình không có quyền đón nhận hảo ý của người học trò cũ.
Cuối tháng 11 năm 1948, khi tình hình ở Pháp đã ổn định, Chopin trở về Paris với hai bàn tay trắng. Bước sang đầu năm 1849, khi cảm thấy mình đã kiệt lực, Chopin nhắn tin về Ba-lan, mong có một người thân ruột thịt sang Paris để ở bên cạnh lúc ông trút hơi thở sau cùng, bởi ông không muốn chết cô đơn. Lúc ấy, cha ông đã qua đời được 5 năm, cô em gái Émlia thì đã chết sớm vào tuổi 14, chỉ còn lại bà mẹ Justina và cô chị Louise, người đầu tiên đã dạy Chopin đàn dương cầm.
Nhưng sau khi Louise tới Paris vào tháng 6 năm 1849, mướn một căn apartment thật đẹp, tràn ngập ánh sáng ở quảng trường Vendôme, đưa em trai tới chỗ ở mới, thì Chopin ra vẻ hồi phục. Nhưng thực ra, đó chỉ là ánh lửa bùng lên lần cuối trước khi tắt lịm.
Rạng ngày 17 tháng 9 năm 1849, khi chuông nhà thờ Thánh nữ Madeleine ở gần đó đổ 2 tiếng, Frédéric Chopin trút hơi thở cuối cùng.
Nhiều người tin rằng Chopin chết vì lao phổi, giống như cha ông và cô em gái Émilia. Tuy nhiên, cho tới nay tất cả vẫn chỉ là giả thuyết. Gần đây nhất, năm 2005, các nhà y học đã xin phép khai quật mộ phần của Chopin để tìm hiểu hư thực, nhưng trước sự phản đối của người ái mộ, đơn xin đã bị bác.
Theo di chúc của Chopin, trái tim ông được lấy ra khỏi thi thể, ướp trong rượu, bỏ vào một bình đựng cốt đưa về Warsaw, đặt trong một thân cột của Thánh đường Thập giá – tức Holy Cross Church – nơi mà ngày xưa cậu bé Frédéric Chopin cùng cha mẹ, chị em thường dự lễ mỗi sáng Chủ Nhật.
Thi hài của ông được an táng trong Nghĩa trang Père Lachaise nổi tiếng của kinh thành Paris.
Hơn 3000 người đã đi theo quan tài của ông, trong số đó có họa sĩ Eugène Delacroix, nhà soạn nhạc Frank Liszt, văn hào Victor Hugo…, nhưng nữ văn sĩ George Sand thì biệt tăm!
Mộ phần của Chopin là một trong những tác phẩm để đời của điêu khắc gia nổi tiếng đương thời Jean-Baptiste Auguste Clésinger. Mặt tiền là chân dung nổi của Chopin, phía trên là pho tượng nữ thần Euterpe đang gục khóc trên cây đàn lia (lyre) bị gẫy. Theo huyền thoại Hy-lạp, Euterpe là một trong 9 người con gái của thần Zeus (Jupiter) với nữ thần Mnemosyne. Mỗi người con là thần của một bộ môn nghệ thuật, Euterpe là thần âm nhạc.
* * *
Frédéric Chopin qua đời khi mới 39 tuổi, nhưng sự nghiệp sáng tác trải dài suốt 32 năm, đã để lại cho đời trên 230 tác phẩm lớn nhỏ – những tác phẩm phản ánh cuộc đời buồn nhiều hơn vui của chính ông. Trong số đó, nổi tiếng nhất, phổ biến nhất cũng là một nhạc khúc buồn: bản Étude số 3 trong Opus số 10, mà về sau đã được hậu thế đặt tên là Tristesse, tiếng Pháp có nghĩa là Nỗi Sầu (Sadness).
November 15, 2021
EM VỀ MÙA THU _NGÔ THUỴ MIÊN
- Nói về việc bén duyên với các bản tình ca, nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên cho biết:
November 14, 2021
MÙA ĐÓN NẮNG _NẮNG THUỶ TINH
Cuộc sống có bao nhiêu là thứ nắng – mỗi thứ nắng tựa như một con đường đi và buộc ta phải lựa chọn. Có những thứ nắng sẽ dễ cuốn ta đi và đánh mất chính mình. Giữ mình trong dòng đời xô bồ đầy nắng ấy không phải là điều dễ dàng. Mỗi chúng ta hãy luôn tìm về với nắng trong trẻo của tuổi thơ và tuổi học trò để thanh lọc tâm hồn mình!
November 11, 2021
“NGHÌN TRÙNG XA CÁCH “ _LỜI TIỄN BIỆT DỊU ÊM CHO MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH 10 NĂM DAI DẲNG CỦA CỐ NS PHẠM DUY
November 9, 2021
PLAISIR D’AMOUR _TÌNH VUI (MÀ KHÔNG VUI)
Phạm Duy có một series bài hát có tít "Tình abc". Nói riêng những bài nhạc ngoại lời Việt thì có Tình Hận, Tình Điên, Tình Sầu... Hôm nay sẽ mời MN nghe TÌNH VUI (Plaisir d’Amour) trong tuyển tậo “17 tình ca bất tử” của NS Phạm Duy
Plaisir d’Amour được nhạc sỹ Pháp gốc Đức Jean Paul Égide Martini (1741-1816) sáng tác năm 1780 dựa trên phần lời trích từ bản romance Célestine của nhà thơ Jean de Florian (1755-1794). Đây là một trong những bài hát Pháp phổ biến nhất của mọi thời đại, một trong những giai điệu để nhận ra nước Pháp. Đã gần hai thế kỷ rưỡi trôi qua nhưng Plaisir d’Amour vẫn được yêu thích rộng rãi, được nhiều ca sỹ hát lại: Tino Rossi, Joan Baez, Nana Mouskouri, Helmut Lotti, Mireille Mathieu,
Charlotte Church v.v. và thường được sử dụng trong các album hòa tấu kiểu Richard Clayderman.
Nhưng lời của "TÌNH VUI" lại…không vui chút nào:
"Tình vui đôi lứa
Khi đến thấp thoáng như giấc mơ
Tình sầu rồi buông rơi lững lờ
Ôi đắng cay thiên thu !
Ngày Xuân ấy
Này một hoàng hôn khoác áo sương chiều mờ.
Này một bàn tay, ta uống cho mê say đời ta.
Niềm vui thơ ấu
Xin nhớ thoáng không thương tiếc nhau
Tình sầu rồi gây bao tiếng cười
Oán trách nhau suốt đời. .."
Hay chưa. Trong Tình vui sao lại có tình sầu - thậm chí, sầu còn nhiều hơn vui, với bao nhiêu là đắng cay, thương tiếc, oán trách ..
November 6, 2021
“ĐÊM TRAO KỶ NIỆM” CA KHÚC NHẠC VÀNG NỔI TIẾNG NHẤT CỦA CA NHẠC SĨ HÙNG CƯỜNG
Ca sĩ – nhạc sĩ Hùng Cường được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Chế Linh, Nhật Trường, là 4 nghệ sĩ tài năng nhất trong vai trò ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng.
Về khả năng sáng tác thì Hùng Cường có ít bài hát nhất trong 4 người, nhưng hầu như những ai yêu nhạc vàng cũng đều biết đến ca khúc Đêm Trao Kỷ Niệm của ông sáng tác, nói về đêm cuối cùng chia tay lưu luyến của đôi uyên ương trước khi người trai lên đường ra trận tuyến:
"Còn đêm nay ta với mình đi vào tình yêu,
Để nhung nhớ đến trăm muôn chiều,
Mai mốt này cuộc đời quạnh hiu.
Xa nhau, xin nhớ ngày ban đầu xao xuyến,
Xin nhớ người mong chờ ưu phiền,
Xin nhớ đêm tiễn đưa êm đềm.
Ngàn ngày xưa trong sách sử đến ngàn ngày sau,
Khi Tổ Quốc kêu lên tiếng sầu,
Đâu thiếu gì cảnh biệt ly nhau.
Ra đi, mang bóng hình của người con gái
trong bóng hình núi rộng sông dài.
Hai mến yêu gánh mỗi hình hài
Ngày về, muôn lòng nở hoa.
Ngày về, thanh bình hoan ca.
Non nước một nhà,
tươi thắm mặn mà như tình đôi ta.
Ngô sắn đầy nhà,
em bé cụ già vui bài tình ca,
tưng bừng thiết tha.
Bàn tay âu yếm một bàn tay,
làm sao nói hết giây phút này,
thương tiếc thầm mộng đẹp rời tay.
Anh ơi, xin nhớ ngày ta cùng sánh bước,
khi phố phường lên ngập ánh đèn,
đêm đổi trao luyến thương sau cùng."
Nhiều người đã bất ngờ khi biết tác giả của bài hát nổi tiếng này là ca – nhạc sĩ Hùng Cường, bởi vì không ngờ là một người đã gắn liền với nhạc kích động giật gân như Hùng Cường lại sáng tác ca khúc tình cảm đến như vậy.
Chủ đề đưa tiễn người chinh nhân lên đường ra mặt trận rất quen thuộc trong nhạc vàng với những bài nổi tiếng và được yêu thích trong suốt hơn 50 năm qua: Tạ Từ Trong Đêm, Khuya Nay Anh Đi Rồi, Trước Giờ Tạm Biệt, Từ Đó Em Buồn, Hành Trang Giã Từ… và bài hát Đêm Trao Kỷ Niệm rất nổi tiếng qua giọng hát của chính tác giả trước năm 1975.
Bài hát này có lời ca rất tình cảm và tha thiết, là nỗi lòng của hàng vạn đôi tình nhân đã phải lìa xa nhau vì ᴄhιến cuộc dài lâu. Người trai mang trên mình cả hình bóng của người con gái mến yêu cùng với tình đất nước nặng trên vai, và cuối cùng cũng phải nén lại tình riêng để lên đường làm nhiệm vụ của người chinh nhân thời loạn.
Giây phút chia ly bùi ngùi, họ tay nắm bàn tay không muốn rời, không thể nói hết được nỗi lòng mình. Cuộc chia ly tuy buồn nhưng vẫn mang đầy hy vọng về một ngày được hoan ca trong thanh bình, nối lại tình duyên mặn mà.
- Sau năm 1975, phiên bản thành công nhất của Đêm Trao Kỷ Niệm chính là bài song ca của 2 ca sĩ thuộc thế hệ nhạc vàng huyền thoại: Duy Khánh và Hương Lan: https://www.youtube.com/watch?v=csRF9JUBX3w
DANH SÁCH BÀI DĂNG TỪ MỚI ĐẾN CŨ
NGHE LẠI CA KHÚC TUYỆT ĐẸP “ANAK – CON YÊU” _VÌ YÊU CON CHA MẸ SẼ CHẲNG TIẾC CẢ CUỘC ĐỜI
CASABLANCA - TÌNH YÊU LỚN MÃI THEO THỜI GIAN
TÌNH MÃI NGU NGƠ _(ときめきはバラード - Takeshi Matsubara) _LỜI VIỆT PHẠM DUY
BAO DUNG HƠN ĐỂ NHẸ LÒNG HƠN NHƯ NHẠC PHẨM “XIN CÒN GỌI TÊN NHAU”
"DELILAH_TÌNH HẬN" MỘT BẢN BALLAD GIẾT NGƯỜI
RU EM TỪNG NGÓN XUÂN NỒNG MỘT NHẠC PHẨM DỄ NGHE, DỄ THẤM, DỄ ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI NHƯNG LỜI KHÔNG DỄ LÝ GIẢI
CA KHÚC "KHOẢNH KHẮC TÌM VỀ"
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC
MẸ TA TRẢ NHỚ VỀ KHÔNG (THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN, NHẠC BETA THANH THIÊN TRẦN, TIẾNG HÁT THUỴ LONG)
TUẤN KHANH, CHIẾC VĨ CẦM KHÔNG CÓ TUỔI (NHẠT NHOÀ_TRẦN THÁI HOÀ)
DUYÊN THỀ VÀ DÒNG NHẠC CỦA NHẠC SĨ THANH TRANG
XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ
NHA TRANG NGÀY VỀ
CĂN NHÀ AN ĐÔNG CỦA MẸ TÔI _ Truyện ngắn của nhà Văn Nguyễn Tường Thiết
“MƯA TRÊN BIỂN VẮNG”_BÀI HÁT GẮN BÓ ĐỊNH MỆNH VỚI GIỌNG HÁT CA SĨ NGỌC LAN
ƯỚT MI, CƠN MƯA NHỎ TRÊN TÂM HỒN MONG MANH
GIỚI THIẾU ĐẾN MN MỘT ALBUM NỔI TIẾNG TRƯỚC 1975 ĐƯỢC SẢN XUẤT BỞI NS DUY KHÁNH _"BĂNG NHẠC TRƯỜNG SƠN 3 VỚI CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG VÀ NGƯỜI TÌNH"
NHẠC PHẨM “LÒNG NGƯỜI LY HƯƠNG” (“LA COMPLAINTE DES INFIDÈLES” – LỜI VIỆT: HƯƠNG HUYỀN TRINH)
NHẠC SĨ VŨ THÀNH AN VÀ NHỮNG BÀI KHÔNG TÊN _BÀI KHÔNG TÊN SỐ 2
“BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ” (PHẠM DUY & NGỌC CHÁNH) – TÂM HỒN YÊU THƯƠNG LÃNG MẠN ĐA CHIỀU CỦA MỘT CHÀNG TRAI MỚI LỚN
THƯƠNG NHỚ BÓNG XUÂN XƯA _"CÔ LÁI ĐÒ" (THƠ NGUYỄN BÍNH-NHẠC NGUYỄN ĐÌNH PHÚC)
NS HOÀNG NGUYÊN VÀ MỐI TÌNH ÂM NHẠC VỚI THÀNH PHỐ MÙ SƯƠNG _BÀI THƠ HOA ĐÀO (PRE 75)
CÓ MỘT PHẠM DUY CỦA XUÂN CA _KHÚC HÁT THANH XUÂN (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
MÙA XUÂN TRONG NHẠC CỦA NGUYỄN VĂN ĐÔNG _LK PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN & NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN
ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA _40 NHẠC PHẨM XUÂN XƯA THU ÂM TRƯỚC 1975
TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY (TÁC GIẢ HOÀNG THANH TÂM) _MỐI TÌNH ĐẦU QUA 2 THẾ KỶ
“CHÀNG LÀ AI?” BÀI TÂN NHẠC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC GHÉP CHUNG VÀO BẢN VỌNG CỔ, MỞ ĐẦU CHO THỂ LOẠI TÂN CỔ GIAO DUYÊN
"NẾU MỘT MAI EM SẼ QUA ĐỜI" _TƯỞNG NHỚ CS. LỆ THU (16-07-1943 - 15-01-2021)
"GIỌT MƯA TRÊN LÁ" XỨNG ĐÁNG LÀ CA KHÚC TIÊU BIỂU CHO TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG
“KHÚC HÁT THANH XUÂN” BÀI HÁT NGỌT NGÀO CHO MỘT THỜI THANH XUÂN HỒN NHIÊN ĐẦY MỘNG ƯỚC
HƯƠNG GIANG DẠ KHÚC (NGUYỄN HOÀNG ĐÔ) HỒNG NHIÊN
“NÓ” THỜI NÀO CŨNG CÓ – NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY (ANH BẰNG – HOÀNG MINH)
NHÀ "CHĂN NHẠC" TÔ VŨ TÁC GIẢ BÀI SỬ CA CÓ TÊN"NHẠC XƯA" VIẾT VỀ HAI BÀ TRƯNG
NHẠC SĨ PHẠM DUY NÓI VỀ CÁCH ĐẶT LỜI VIỆT CHO NHẠC NGOẠI _ALBUM "NHẠC NGOẠI TUYỂN CHỌN LỜI VIỆT PHẠM DUY"
NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ DANH CA THÁI THANH "MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ MỘT NGƯỜI MẸ"
CHỈ CÓ THÁI THANH MỚI CÓ BIỆT TÀI “PHIÊU” CŨNG VỚI NHỮNG CA KHÚC CỦA PHẠM DUY_ALBUM "THÁI THANH (PRE75)-TÌNH CA PHẠM DUY 2"
DANH CA THÁI THANH "TIẾNG HÁT LÊN TRỜI" _ALBUM "THÁI THANH (PRE75)-TÌNH CA PHẠM DUY 1"
"LOVE STORY" BẢN TÌNH CA BẤT HỦ
NHẠC PHÁP LỜI VIỆT _NHỮNG TÌNH KHÚC CỦA ELSA _QUELQUE CHOSE DANS MON COEUR (CHÚT VƯƠNG VẤN TRONG TIM)
NHẠC PHẨM "ELLE ÉTAIT SI JOLIE" (EM ĐẸP NHƯ MƠ) ĐÃ MANG NS ALAIN BARRIÈRE ĐẾN ĐỈNH CAO DANH VỌNG
BĂNG NHẠC SƠN CA 3 _MỪNG GIÁNG SINH _TÌNH YÊU & THANH BÌNH”
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CA KHÚC “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI”
SẦU CHOPIN "TRISTESSE" (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
EM VỀ MÙA THU _NGÔ THUỴ MIÊN
MÙA ĐÓN NẮNG _NẮNG THUỶ TINH
“NGHÌN TRÙNG XA CÁCH “ _LỜI TIỄN BIỆT DỊU ÊM CHO MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH 10 NĂM DAI DẲNG CỦA CỐ NS PHẠM DUY
PLAISIR D’AMOUR _TÌNH VUI (MÀ KHÔNG VUI)
“ĐÊM TRAO KỶ NIỆM” CA KHÚC NHẠC VÀNG NỔI TIẾNG NHẤT CỦA CA NHẠC SĨ HÙNG CƯỜNG
DÒNG SÔNG QUÊ CŨ (LA PLAYA )
XUÂN THÌ (PHẠM DUY)
ELLE IMAGINE_MỘT THOÁNG CHIM BAY (LỜI VIỆT KHÚC LAN) tiếng hát NGỌC LAN
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CA KHÚC "GÁNH LÚA" MỘT SÁNG TÁC CỦA NS PHẠM DUY
VÀI NÉT VỀ BÀI HÁT XƯA "ĐÀN CHIM NHỎ" CỦA NS PHẠM DUY
MAI HƯƠNG, ĐÓA HƯƠNG CA BUỔI SỚM
BẾN XUÂN _ ĐÀN CHIM VIỆT
CẢM NHẬN "ĐÊM THU” CA KHÚC ĐẦU TAY CỦA NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG
XIN CHỌN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG DẪU CHO KHÓ THƯƠNG
MỘT CHÚT GIA VỊ THÊM VÀO NHẠC PHẨM “NGÀY XƯA HOÀNG THỊ” BẤT HỦ CỦA PHẠM THIÊN THƯ–PHẠM DUY
VỀ CA KHÚC “MỘT BÀN TAY” CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY
THƯỞNG THỨC DẠ KHÚC SERENADE BẤT HỦ CỦA NHẠC SĨ THIÊN TÀI FRANZ SCHUBERT
ĐOÀN CHUẨN, TÌNH NGHỆ SĨ _ ĐOÀN CHUẨN-TỪ LINH, VẬY TỪ LINH LÀ AI?
LES FEUILLES MORTES - LÁ ÚA MÃI XANH
PHẠM DUY GIỮA CHÚNG TA (Sài Gòn 06/10/2021 ~ NS TUẤN KHANH)
50 NĂM GIAI THOẠI BÀI "IL EST MORT LE SOLEIL" (NẮNG ĐÃ TẮT)
TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU (THƠ LÊ THỊ Ý_NHẠC PHẠM DUY) JULIE
BOTH SIDES NOW HAI KHÍA CẠNH CUỘC ĐỜI (LỜI VIỆT PHẠM DUY)
BÊN KIA SÔNG (THƠ NGUYỄN NGỌC THẠCH NHẠC NGUYỄN ĐỨC QUANG)
MƠ MÒNG_RÊVERIE - SCHUMANN(LỜI VIỆT PHẠM DUY)-TIẾNG HÁT MAI HƯƠNG
THU SẦU – LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT CUỘC TÌNH NGANG TRÁI
NHỚ QUÊ HƯƠNG (PHẠM NGỮ) LỆ THU PRE 75
ADIEU TRISTESSE (Tạm biệt nổi buồn)
NGỤ NGÔN CUỘC ĐỜI _CA KHÚC DONNA DONNA LÀ THÁNH CA CỦA SỰ TỰ DO
ĐỒNG XANH_GREEN FIELDS
RU ĐỜI ĐI NHÉ (TRỊNH CÔNG SƠN) TOÀN NGUYỄN
GIỌT MƯA THU, NHẠC PHẨM CUỐI CÙNG CỦA CỐ NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG
TIẾNG RU NGÀN ĐỜI (VU LAN MUỘN)_LÒNG MẸ
LỜI RU CHO ĐÀ NẲNG (NHẠC NHẬT LỜI VIỆT) KHÁNH LY
BÓNG CẢ _HÃY BAO DUNG NẾU CHA MẸ GIÀ ĐI...
CHIẾC LÁ THU PHAI (TRỊNH CÔNG SƠN)TUẤN NGỌC
CƠN GIÓ THOẢNG (QUỐC DŨNG) NGỌC LAN
ANH CÒN NỢ EM _NỢ MỘT CUỘC TÌNH DANG DỞ, NỢ EM CẢ THANH XUÂN TƯƠI ĐẸP CỦA MỘT THỜI CON GÁI…
LỜI TÌNH BUỒN (VŨ THÀNH AN) VŨ KHANH
BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN
VŨ ĐỨC SAO BIỂN NÓI VỀ “THU, HÁT CHO NGƯỜI”
CÁNH BUỒM XA XƯA (LA PALOMA)
YÊU EM BẰNG CẢ TRÁI TIM (LOVE ME WITH ALL YOUR HEART)
CHUYỆN TÌNH YÊU (HISTOIRE DE UN AMOUR)
CŨNG LÀ TRĂM NĂM _NO EXCUSAS SIN RODEOS
KHÔNG CẦN NÓI YÊU ANH (LỜI VIỆT PHẠM DUY) CA SĨ KIỀU NGA
DỐC MƠ (NGÔ THUỴ MIÊN) KHÁNH HÀ
ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY - NÀNG LÀ AI ?
MAI TÔI ĐI (NHẠC ANH BẰNG, THƠ NGUYÊN SA)
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CA KHÚC VƯỢT THỜI GIAN – “TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY”
HẠT MƯA BUỒN (DIỆU HƯƠNG) TRẦN THÁI HOÀ
NỖI TƯƠNG TƯ NGÀY MƯA THÁNG SÁU...
XA NHẤT VÀ GẦN NHẤT
HÃY LÀ CHÍNH BẠN _HÃY CỨ THẾ......
NĂM THÁNG TĨNH LẶNG, KIẾP NÀY BÌNH YÊN
LÒNG THIỀN, HOA CÚC NỞ
ĐỪNG ĐỢI...
ĐƠN GIẢN ĐẾN MỨC TẬN CÙNG CHÍNH LÀ TRÍ TUỆ (A SIMPLE LIFE IS FULLY HAPPINESS)
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
SỐNG TỬ TẾ...
TRÊN THẾ GIAN...
TRẢI NGHIỆM SỰ TĨNH LẶNG TRONG TÂM HỒN MÌNH
"NHÂN SINH MỘT GIẤC PHÙ VÂN, SỚM CÒN XUÂN SẮC CHIỀU ĐÔNG ĐÃ TÀN" ĐÓ PHẢI CHĂNG CHÍNH LÀ ĐỜI NGƯỜI
CÁI CẦN GẠT NƯỚC
HÃY DUY TRÌ SỰ BẬN RỘN BỞI ĐÓ LÀ LIỀU THUỐC RẺ NHẤT THẾ GIỚI
NHẠC PHẨM “TÌNH LỠ” (NHẠC SĨ THANH BÌNH) – CON ĐƯỜNG MÌNH ĐI SAO CHÔNG GAI…
GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG
NGƯỜI ĐÓNG ĐINH THỜI GIAN
NGÀY HÔM QUA LÀ THẾ
ĐẾN VỚI NHAU LÀ DUYÊN, Ở BÊN NHAU LÀ NỢ,… “HỐI TIẾC” CHÍNH LÀ NỢ DUYÊN ĐÃ HẾT KHIẾN CHÚNG TA PHẢI XA LÌA
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
THI PHẨM “MỘT TIẾNG EM” CỦA THI SĨ ĐINH HÙNG ĐƯỢC NHẠC SĨ NGUYỄN HIỀN PHỔ NHẠC THÀNH THI KHÚC NỔI TIẾNG “MÁI TÓC DẠ HƯƠNG”
HẠNH PHÚC LANG THANG (ANH BẰNG & TRẦN NGỌC SƠN) HỒ HOÀNG YẾN
GỌI EM LÀ ĐOÁ HOA SẦU _THƠ PHẠM THIÊN THƯ _NHẠC PHẠM DUY
BUỒN TÀN THU (CHINH PHỤ KHÚC) – VĂN CAO
MỐI TÌNH XA XƯA (“CÉLÈBRE VALSE DE BRAHMS”)–JOHANNES BRAHMS _NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – THỜI KỲ LÃNG MẠN
KHI NGƯỜI YÊU TÔI KHÓ– TUYỆT PHẨM TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ TRẦN THIỆN THANH
BÀI HÁT “GỌI NGƯỜI YÊU DẤU” – MỐI TÌNH OAN TRÁI Ở XỨ SƯƠNG MÙ ĐÀ LẠT
ĐỘNG HOA VÀNG THƠ PHẠM THIÊN THƯ & NHẠC PHẠM DUY
MỐI TÌNH GIỮA NGƯỜI ĐẸP LÝ LỆ HÀ VÀ CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI LÀ NGUỒN CẢM HỨNG TẠO NÊN BÀI THƠ và BÀI HÁT NỔI TIẾNG "ÁO LỤA HÀ ĐÔNG" ĐÃ HƠN 50 NĂM QUA
THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ NHỮNG “CHUYỆN TÌNH PARIS” TRONG THƠ CA – “LÊN XE TIỄN EM ĐI, CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ…”
BÀI HÁT “GỌI NGƯỜI YÊU DẤU” – MỐI TÌNH OAN TRÁI Ở XỨ SƯƠNG MÙ ĐÀ LẠT
MÔI SON JULIE-MÁI TÓC CHỊ HOÀI NHẠC NHẬT LỜI VIỆT PHẠM DUY
HỌC CÁCH QUÊN
NGÔ THUỴ MIÊN & TỪ CÔNG PHỤNG suốt cả một đời sáng tác cả hai chỉ chung thủy với những bài tình ca
NẮNG XUÂN (SOLENZARA)_BẢN NHẠC NGỢI CA TÌNH QUÊ HƯƠNG
TÌNH QUÊ HƯƠNG _ VIỆT LANG
NHỮNG NĂM CÒN LẠI TRONG CUỘC ĐỜI...
ĐẾN MỘT LÚC
BÓNG HỒNG CỦA NS ĐOÀN CHUẨN VỪA QUA ĐỜI ! _LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU_
BẠN THƯỜNG XUYÊN BỊ STRESS, CĂNG THẲNG MỆT MỎI
CA KHÚC " NGƯỜI YÊU DẤU ƠI" _ MỘT NỖI BUỒN TUYỆT ĐẸP
PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA MỖI NGƯỜI
VÀI DÒNG CẢM NGHỈ VỀ BÀI THƠ VÀ BÀI HÁT "EM HIỀN NHƯ MASOER"
HÃY SỐNG NHƯ BÔNG HỒNG
NS PHẠM DUY VÀ CA KHÚC NHẠC VÀNG "ANH HỞI ANH CỨ VỀ"
MỘT VÀI CẢM NHẬN NHẠC PHẨM "ĐỐ AI" CỦA NS PHẠM DUY
SỐNG CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “BÊN NI BÊN NỚ” (CUNG TRẦM TƯỞNG – PHẠM DUY
NGƯỜI VỀ _ PHẠM DUY
DẠ LAI HƯƠNG _ PHẠM DUY
TÔI ĐANG MƠ GIẤC MỘNG DÀI _MỐI TÌNH THƠ NHẠC 10 NĂM CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY và NHÀ THƠ LÊ LAN
NS NGÔ THỤY MIÊN VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC NHẠC PHẨM "EM CÒN NHỚ MÙA XUÂN"
ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ_ NGHE BÀI HÁT MẸ TÔI QUA GIỌNG HÁT VÕ HẠ TRÂM
CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “CẢM ƠN” CỦA NHẠC SĨ NHẬT NGÂN
AI LÊN XỨ HOA ĐÀO_CÕI ĐÀO NGUYÊN MỘT THUỞ CỦA ĐÀ LẠT NGÀY XƯA
TÔI ĐI TÌM LẠI MỘT MÙA XUÂN (ĐOÀN NGUYÊN) LỆ THU
NS PHẠM DUY VÀ CÂU CHUYỆN “TÌNH MẸ DUYÊN CON”
JULIE – TIẾNG HÁT LIÊU TRAI ĐẦY MÊ HOẶC
MẸ và TÔI !
NGUỒN GỐC HOA THẠCH THẢO_MÙA THU CHẾT
VĨNH BIỆT NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG (1937-2020_52 NHẠC PHẨM ĐỂ ĐỜI CỦA NS LAM PHƯƠNG THU ÂM TRƯỚC 75
THA LA XÓM ĐẠO _ NHẠC SĨ DZŨNG CHINH (1941-1969)
BÀI THÁNH CA BUỒN VÀ CUỘC TÌNH DƯỚI MƯA
LIÊN KHÚC BỐN CA KHÚC BẤT HỦ CỦA NS TRƯỜNG SA
THƯƠNG LẮM THÁNG 12_NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG
NẾU MỘT MAI EM SẼ QUA ĐỜI
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH – NÓI THAY LỜI TÂM SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI MỘ
VĨNH BIỆT DANH CA MAI HƯƠNG (1941-2020) – “VIÊN NGỌC QUÝ” CỦA TÂN NHẠC VIỆT NAM
RỒI MAI TÔI ĐƯA EM
MÙA THU TRONG MƯA
MỘT MAI EM ĐI
XIN CÒN GỌI TÊN NHAU
THU VÀNG, NHỮNG GAM MÀU TÊ TÁI
CHỈ CÒN GẦN EM MỘT GIÂY PHÚT THÔI...
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC “NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI”_THƠ TRẦN DẠ TỪ NHẠC PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG_THẤT TÌNH CA MUÔN THUỞ
Nhạc Sỹ PHẠM TRỌNG CẦU sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc “MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI“ và “TRƯỜNG LÀNG TÔI”
GIÀ ĐẦU MÀ CÒN MÊ NHẠC SẾN
HẠT BỤI VO TRÒN TRONG BỤNG MẸ CÚT CÔI_TRẦM TỬ THIÊNG
MƯA NGÂU THÁNG BẢY_NGƯU LANG CHỨC NỮ ĐỢI CHỜ
TRÍCH TỪ BÀI VIẾT CỦA CỐ NỮ CA SỸ QUỲNH GIAO VỀ BÀI HÁT "HOÀI CẢM" CỦA NHẠC SỸ CUNG TIẾN.
NGHE NHẠC BUỒN LÀ ĐỂ TÌM KIẾM NIỀM VUI_THE RHYMTH OF THE RAIN
BÀI HÁT "TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ" HÁT CHO NGƯỜI LÍNH NÀO
Ca sĩ KIM ANH: RƯỢU, MA TÚY và KIẾP CẦM CA
BOLERO CHỢ NỌ_ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ
KINH BỎ MẸ
VỀ NGANG TRƯỜNG LUẬT_TRẢ LẠI EM YÊU
CÓ MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA MANG DÒNG MÁU ĐẠI VIỆT
CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC "NƯƠNG CHIỀU" CỦA NS PHẠM DUY
PHIẾM: MỘNG SẦU_MƯA TRÊN CÂY SẦU ĐÔNG
SẮC MÔI EM HỒNG_ĐÀN BÀ QUYẾN RŨ VÌ ĐÂU ?
CHUYỆN PHIẾM VỀ ALBUM "TƠ VÀNG 3" NHỮNG TÌNH KHÚC TỪ CÔNG PHỤNG
ĐỜI ĐÁ VÀNG _ MỘT NHẠC PHẨM PHẢI MẤT 27 NĂM MỚI RA MẮT CÔNG CHÚNG
NGỮNG NGÀY THƠ MỘNG
GIAI THOẠI VỀ 3 BÀI THƠ " TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA, ... " GẮN VỚI LỘC KHÊ HẦU "ĐÀO DUY TỪ"
NGƯỜI TÌNH LÀ THIÊN TAI
NỖI ĐAU MUỘN MÀNG _ NGÔ THUỴ MIÊN
NẮNG THUỶ TINH
CUỘC ĐỜI ĐÓ CÓ BAO LÂU MÀ HỮNG HỜ
MẸ ƠI, CON ĐÃ VỀ
LADY GREEN SLEEVES _ VAI ÁO MÀU XANH
TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA _ COME BACK TO SORRENTO
SERENATA - CHIỀU TÀ
DÒNG SÔNG XANH-MỘT TRONG SỐ NHỮNG BÀI HÁT LÀM NÊN TÊN TUỔI DANH CA THÁI THANH
THÁI THANH_NGƯỜI ĐÃ ĐI RỒI
LẶNG LẼ NƠI NÀY_MỘT MÌNH ĐI...MỘT MÌNH VỀ... MỘT NGƯỜI CANADA NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT CỦA THÁI THANH (TRÍCH HỒI KÝ PHẠM DUY)
MỘT CÕI ĐI VỀ
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
TIẾNG HÁT THÁI THANH ĐÃ VỀ CHỐN "NGHÌN TRÙNG XA CÁCH"
ALINE-GỌI TÊN NGƯỜI YÊU
CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI
NGUYÊN SA và SỰ THAY ĐỔI CẢM NHẬN THI CA VN
CÁNH BƯỚM VƯỜN XUÂN
DIỄM CỦA NGÀY XƯA
BẢN TÌNH CA CỔ XƯA "SCARBOROUGH FAIR" - ÔI GIÀN THIÊN LÝ ĐÃ XA
TÌNH SỬ ROMEO & JULIET- CHUYỆN TÌNH CỦA MỌI THỜI ĐẠI
TUYỆT PHẨM LÃNG MẠNG DÀNH CHO MỐI TÌNH ĐẦU 70 NĂM TRƯỚC _NS LÊ MỘNG NGUYÊN và "TRĂNG MỜ BÊN SUỐI
HẸN HÒ _ PHẠM DUY
PHÚT GIAO THỪA LẶNG LẼ ...
BẾN XUÂN
PHẠM THIÊN THƯ & NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
LỆ THU hay "NƯỚC MẮT MÙA THU"
NGHỆ THUẬT VIẾT LỜI VIỆT CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY QUA CA KHÚC CHUYỆN TÌNH (LOVE STORY)
CA KHÚC "SANG NGANG" VÀ MỐI TÌNH TUYỆT VỌNG CỦA NHẠC SỸ ĐỖ LỄ
CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ĐƯỢC PHỔ NHẠC & HÁT LẦN ĐU TIÊN TẠI PLEIKU NHƯ THẾ NÀO?
NỮA HỒN THƯƠNG ĐAU và BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH
TẠI SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI ?
CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI_ KÝ ỨC CỦA MỘT THỜI
TRÍCH TỪ HỒI KÝ CỦA CA SỸ JULIE
THÀ NHƯ GIỌT MƯA và "NGƯỜI TÊN NHIÊN" từ THƠ đến NHẠC
TÌNH HOÀI HƯƠNG
TẠI SAO NHẠC SỸ PHẠM DUY LẠI BỎ QUÊN CÂY ĐÀN ?
NƯƠNG CHIỀU
NHẠC SỸ DZŨNG CHINH _ TÁC GIẢ NHẠC PHẨM "NHỮNG ĐỒI HOA SIM" CHẾT TRÊN ĐỒI HOA SIM
ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIÓ QUA
ĐƯỜNG TRẦN ĐÂU CÓ GÌ
TÌNH CA _ PHẠM DUY
CHO ĐỜI CHÚT ƠN
PHẠM DUY "TẠ ƠN ĐỜI" hay ĐỜI TẠ ƠN PHẠM DUY
THI SỸ PHẠM VĂN BÌNH và MỐI TÌNH KHẮC KHOẢI TRONG NHẠC PHẨM CHUYỆN TÌNH BUỒN
THƠ, NHẠC vả "NGƯỜI TÌNH" CỦA NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC "QUÊ NGHÈO" CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY
NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI hay "TÔI XA HÀ NỘI" ?
CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG
NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI
ĐI TÌM ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG
ĐI TÌM ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
KIẾP LÁ PHẬN NGƯỜI trong "ĐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG"
NHẠC SỸ NGỌC CHÁNH _ "BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ"
"CƠN MÊ CHIỀU" của NGUYỄN MINH KHÔI tưởng niệm cuộc thảm sát năm MẬU THÂN, HUẾ
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
MÙA THU trong tình ca Việt
ÔNG TRUMP NÓI GÌ VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VN
12 THÓI QUEN TƯỞNG XẤU NHƯNG HOÁ RA LẠI TỐT
CÁI "VÔ" TRONG TRANH THUỶ MẶC
10 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN HẠNH PHÚC
BUÔNG BỎ PHIỀN NÃO
THÔI KỆ_TRỊNH CÔNG SƠN
GS TRẦN VĂN KHÊ: NGÀI CHƠI VỚI AI MÀ KHÔNG BIẾT MỘT ÁNG VĂN NÀO CỦA NƯỚC VIỆT ?
HAI MẶT CỦA CUÕC ĐỜI
KHI TÔI CHẾT, HỎI CÒN AI GHÉT, AI THƯƠNG?
PHÚT CHIÊM NGHIỆM CUỘC ĐỜI
GÕ CỬA VÔ THƯỜNG
GIÁ TRỊ CỦA SỰ TĨNH LẶNG
HIỂU ĐỜI
5 Cái “Đừng” Của Cuộc Đời
Bao dung càng lớn hạnh phúc càng nhiều
CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH CHA
KIẾP NGƯỜI
CUỘC ĐỜI CỦA MẸ
CUỘC ĐỜI MỘT CHIẾC LÁ
TÌM ĐƯỢC NGƯỜI THẤU HIỂU MÌNH MỚI THỰC LÀ NIỀM VUI LỚN NHẤT
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
NHỮNG BỨC ẢNH THÀNH PHỐ TRONG MÀN MƯA CỦA NHIẾP ẢNH GIA EDUARD GORDEEV
BUDDHIST ADVICE ON ANGER
KỲ HUYỆT GIÚP PHỤC HỒI THỊ LỰC
MỐI TÌNH TÔM KHÔ CỦ KIỆU
05 CÁI PHÚC LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI
NHÌN THẤU NỘI TÂM MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI ĐIỀU QUÁ KHÓ
CHIẾC ÁO SẦU HAI VẠT" TRONG NHỮNG KHÚC TÌNH CA
Hãy Đọc Khi Bạn Đang Cảm Thấy Chán Nản Về Cuộc Sống
LỜI XIN LỖI
NHỚ ĐẤY, CÁI CUỘC ĐỜI NÀY
Nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur) Sài Gòn xưa trước 75
NƯỚC CHANH CHUYÊN GIA GIẾT TẾ BÀO UNG THƯ
QUÁN TRỌ TRẦN GIAN
TRỜI MƯA NHƯ BÀI CA
TRONG DÒNG ĐỜI TRÔI CHẢY, KẺ ĐẾN NGƯỜI ĐI ĐỀU LÀ CÓ NGUYÊN DO CẢ...
HẠT BỤI NÀO HOÁ KIẾP THÂN TÔI...
TRÊN TRỜI MỘT VÌ SAO, DƯỚI ĐẤT MỘT CON NGƯỜI...
THƯỜNG KHIÊM TỐN, BẬC ĐẠI THIỆN GIẢ ẮT KHOAN DUNG
NẾU NHƯ TRONG LÒNG MỆT MỎI, HÃY THỬ NHÌN ĐỜI TỪ HƯỚNG KHÁC
NHẠC SĨ SONG NGỌC VÀ MỘT ĐỜI SÁNG TÁC
MẸO KHI BỊ ONG CHÍCH
CHUYỆN Ở ĐỜI…
ĐỂ QUÊN BÀI HỌC
CHA MẸ LÀ NHẤT TRÊN ĐỜI
MỘT CHÚT LAN MAN
EM CÓ BAO GIỜ ĐỨNG NGẮM MÙA ĐÔNG
CÂU CHUYỆN ĐÊM BA MƯƠI
ĐÀ LẠT NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM
MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC
3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNG
CHÉN THUỐC ĐỘC CỦA SOCRATES
NHẪN & NHỊN
Thông minh không phải yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công, mà Chìa khóa của sự thành công là “ý chí”
Đời người là một loại lựa chọn, cũng là một loại buông bỏ
NHỮNG NGƯỜI BẠN GẶP TRÊN ĐƯỜNG
NHỚ MỘT THỜI XÍCH LÔ MÁY TẠI SÀI GÒN
XE ĐIỆN SÀI GÒN XƯA
CƠM THỐ SÀI GÒN XƯA
CÔ GÁI ĐÁNH CỌP NGAY LỄ KHAI THỊ CHỢ BẾN THÀNH 1914
HÃY NHẸ NHÀNG
XIN MỜI CÁC BÁC MUA CHIM NHÉ
CẢM XÚC NGÀY CUỐI NĂM
NHỮNG CÂY BONSAI BIẾT BAY LƠ LỬNG Ở NHẬT
ĐƠN GIẢN ĐẾN MỨC TẬN CÙNG CHÍNH LÀ TRÍ TUỆ
SỐNG HẠNH PHÚC HAY KHÔNG LÀ TUỲ TÂM MÌNH QUYẾT ĐỊNH
THƯ BA GỬI CON GÁI YÊU NGÀY VỀ NHÀ CHỒNG
BÂNG KHUÂNG CHIỀU CUỐI NĂM
LY RƯỢU CHIỀU CUỐI NĂM
TẢN MẠN CHIỀU CUỐI NĂM
LỜI CHÚC ĐẦU NĂM
TẠI SAO CÁC CỤ LẠI GỌI LÀ "TẾT NHẤT
TẾT NGUYÊN TIÊU TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT
MÙI TẾT
CHIẾC CẶP ĐEN CỦA TỔNG THỐNG MỸ
THƠ CHÚC TẾT NƠI ĐẤT KHÁCH XUÂN CON KHỈ 2016
CHÚT TẢN MẠN ĐẦU NĂM BÍNH THÂN 2016
ĐẠP TUYẾT TẦM MAI
07 BÀI HỌC SÂU SẮC GIÚP BẠN CÓ CUỘC SỐNG ÍT BUỒN PHIỀN HƠN
MƯA RÀO VÀ MƯA BỤI
Cách cứu người tai biến mạch máu não bình phục tức khắc
LÀ AI KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ Ở CẠNH AI
MỘT CÁI ÔM MỖI NGÀY
DEAD MAN'S SUITCASE
SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT KHÔNG CÓ ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ
NGƯỜI PHỤ NỮ CHÍNH LÀ PHONG THỦY TUYỆT VỜI CHO NGÔI NHÀ
NHỚ CÀ PHÊ NĂM CŨ
VẺ ĐẸP TRẦM MẶC CỔ KÍNH CỦA NHỮNG CÂY CẦU KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
TỰ NGUYỆN
THÀNH THẬT
ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG _ BÀN TAY NẮM LẤY BÀN TAY
KHÔNG CÓ THỜI GIAN_NO TIME
ĐỪNG ĐỂ TRÁI TIM BỊ ĐÁNH MẤT
KHOE KHOANG CÁI GÌ THÌ SẼ MẤT CÁI ĐÓ
CHA ĐẺ RẠP HÁT HƯNG ĐẠO
NHỮNG CÔNG TRÌNH TUYỆT VỜI BÊN BỜ SÔNG SEINE CỦA PARIS
9 ĐIỀU ĐỂ THẤY CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG
FLOWERS IN SNOW_HOA TUYẾT
AUD LANG SYNE_MỘT CA KHÚC DÙNG ĐỂ TIỄN ĐƯA NĂM CŨ VÀ ĐÓN CHÀO NĂM NỚI
LẠC LỐI GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG NHỎ VÀ NHỮNG GÓC PHỐ BÌNH YÊN
BỨC TRANH KHÔNG CÓ MẮT
SUÝT NỮA BÀI THƠ "HAI SẮC HOA TIGÔN" ĐÃ CHÁY THÀNH TRO !
NIỀM VUI & NỔI BUỒN
CÓ TIỀN MUA NHÀ ĐẸP NHƯNG...
LẮNG NGHE
GIẤC MƠ ÁO TRẮNG
CÁ ĐÙ MỘT NẮNG BUÔNG ĐŨA CÒN THÈM
THƯỞNG THỨC VỊ BÉO BÙI DĨA ĐUÔNG ĐẤT NÓNG HỔI TRÀ VINH
Thơm hương lá mướp gói xương vịt bằm
BẬN
ẤM ÁP LÀ KHI...
MỘT CÕI ĐI VỀ
MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÃ
CÂU CHUYỆN VỀ ĐẠI HỌC STANFORD
BABYSITTING_GIỮ TRẺ Ở MỸ
CON CÁ TRÀU BƠI TỪ SÂU LÊN CẠN
SINH RA LÀ NGUYÊN BẢN ...
VỢ, NGƯỜI TÌNH & HỒNG NHAN TRI KỶ
MỘT CHÚT LAN MAN NGẪM LẠI "CÁI SỰ ĐỜI"
HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG… KHÔNG CÒN VỚI CHÚNG TA NỮA
CÀN KHÔN ƠI XIN RÓT RƯỢU GIÙM NGAY
CÓ HỀ CHI VÀNG CHÚT RONG RÊU
CHO VÀ ...CHO
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
Đủ nắng hoa sẽ nở_Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy
OH! NHÌN GÌ MÀ KINH THẾ
VAI DIỄN CUỐI CÙNG
KHÔNG CÓ GIÁ TIỀN CHO TÌNH YÊU
HÃY QUÊN ĐI 3 THỨ TRONG ĐỜI
Sự khác biệt giữa tiền xu và tiền giấy
TRANH CÃI VỚI KẺ NGỐC...
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIÓ QUA
LÀM SAO ĐỂ PHA ĐƯỢC CHÉN TRÀ NGON?
RẤT GẦN & RẤT XA
NHỮNG CHỐN BÌNH YÊN NHẤT XỨ HÀN
NHỮNG CÂU THƠ HAY VỀ BÔNG HỒNG
MẸ _ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN
MỰC MỘT NẮNG PHAN THIẾT
KỶ NIỆM _ HẠNH PHÚC HAY VẾT THƯƠNG
TRẦM TỬ THIÊNG_MỘT ĐỜI "TƯỞNG NIỆM"
KHÚC LUÂN VŨ MÙA ĐÔNG
MÙA GIÁNG SINH Ở SAN ANTONIO
MÓN NỘM 3 MIỀN_(GỎI 3 MIỀN)
HẤP DẪN HƯƠNG VỊ THỊT CỪU NƯỚNG NINH THUẬN
GÓC PHỐ DỊU DÀNG
SYLVIE VARTAN, 40 NĂM TÌNH KHÚC NICOLAS
3 NHẠC SĨ NỔI TIẾNG CÙNG SAY ĐẮM MỘT NÀNG TIÊN _CHUYỆN TÌNH NHẠC SĨ NGUYỄN THIỆN TƠ TÁC GIẢ CA KHÚC "GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG"
HÃY SỐNG CUỘC SỐNG CỦA MÌNH VÀ QUÊN ĐI TUỔI TÁC
BÀI THÁNH CA BUỒN VÀ CUỘC TÌNH DƯỚI MƯA
CẢNH THẦN TIÊN PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT NƯỚC
BỘ ẢNH THẦN THOẠI CỦA NHIẾP ẢNH GIA CARLOS IONUT
CÁ LINH_ĐẶC SẢN MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI
SỐNG TỬ TẾ
SAI LẦM KHI TỨC GIẬN
CHI RỒI CŨNG QUA
KHE NỨT TRÁI ĐẤT BIẾN THÀNH HỒ NƯỚC TUYỆT ĐẸP_HỒ BAIKAL
NHỚ CON CÁ HỐ THÁNG GIÊNG
TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY
MỖI PHÚT GIẬN DỮ
KHI VIỆT NAM MÌNH KHÔNG CÒN ĐẸP TRONG MẮT BẠN BÈ THẾ GIỚI...
6 VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
THƯƠNG LẮM THÁNG 12
SỰ IM LẶNG NGỌT NGÀO
NHỮNG SẮC MÀU CUỘC SỐNG
ĐÔI ĐIỀU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ "MẮT BUỒN" CỦA NHÀ THƠ BÙI GIÁNG
TIẾNG VIỆT DỄ THƯƠNG QUÁ
NẾU ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH
GIẾT THỜI GIAN
TÀI SẢN QUÍ GIÁ NHẤT CỦA CON NGƯỜI
CHỈ MỘT CHÚT THÔI MÀ!
NGUỒN GỐC BÀI " KÈN MẶC NIỆM TỬ SĨ HOA KỲ"
NHỮNG NGÔI VƯỜN VÀ CÁNH ĐỒNG ĐẦY SẮC MÀU
THE POWER OF HUGS (SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CÁI ÔM)
NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA NỮ TÀI TỬ AUDREY HEPBURN KHI ĐƯỢC HỎI VỀ BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP CỦA BÀ
NHIẾP ẢNH GIA DANIELA BABIC ĐÃ CHỤP ẢNH CON TRAI 10 THÁNG TUỔI CỦA MÌNH CÙNG VỚI CÁC CON VẬT
ĐỪNG CHỜ ...
TRÊN THẾ GIAN NÀY...
NGÀY HÔM QUA LÀ THẾ
KHÚC HÁT CHIỀU MƯA NĂM CŨ “BÂNG KHUÂNG CHIỀU NỘI TRÚ”
MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH… ĐỂ RA ĐỜI NHẠC PHẨM BẤT HỦ "nắng chiều"
TÉP BẠC MIỀN TÂY NAM BỘ