Histoire D’un Amour” (“Historia De Un Amor”) du nhập vào Việt Nam thập niên 1960s được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “Chuyện Tình Yêu”.
Carlos Eleta Almaránlà nhà soạn nhạc và là một thương gia người Panamanian. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm 1918 tại Panama City. Ông còn được biết đến dưới nghệ danhCarlos Almarán.
Trong hai tập nhạc đầu tiên của ông gồm có: “Nostalgia” và “Away From You”, tiếp theo là “A Secret”, “Different Paths”, “Brown Madonna”, “What’s Wrong With You”, “Make It Real”, “One evening”, “Nobody Understands You”, “Finding A Loving”, “The tamborera”, “The Apparition”, “For I Kiss You”, “Forgive Her, Lord”.
Theo như ông kể lại: năm 1955, người vợ của em trai ông (Fernando Eleta Almarán) tên Mercedes bị bệnh nặng trong lúc mang thai, bà biết mình sắp chết nên xin với ông hãy che chở giúp đở cho chồng bà sau khi bà qua đời vì chồng bà sẽ không thể chịu đựng được nỗi đau thương mất mát to lớn này. Ông hứa trong xúc động. Rồi chỉ vài giờ sau nhạc phẩm “Historia De Un Amor” ra đời trong sự xúc động của ông.
“Historia De Un Amor” là sáng tạo thành công nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Carlos Eleta Almarán. Phiên bản “Historia De Un Amor” thể điệu Bolero của ông được công nhận là một trong những tác phẩm cổ điển lớn của Latin America.
Diễn viên kiêm ca sĩ Leo Marini chọn “Historia De Un Amor” thu âm thời đó và phiên bản này đã phá kỷ lục về số bán.
Ca sĩ Lucho Azcarraga đang trên đường trình diễn ở Venezuela, cũng đã hát “Historia De Un Amor”. Sau khi nghe được, nhà soạn nhạc Luis Arcaraz người Mexico cho nó vào danh sách nằm lòng của dàn nhạc orchestra của ông và làm cho “Historia De Un Amor” (“Story of a Love”) trở thành phổ thông ở Mexico.
Sự thành công của “Historia De Un Amor” (“Story of a Love”) được gom vào soundtrack cho một phim Mexican cùng tên thực hiện năm 1956 do hai diễn viên Emilio Tuero và Libertad Lamarque đóng vai chính. Bài hát được chuyển dịch thành nhiều ngôn ngữ: English, French, Russian, Chinese…v.v…
Giữa nhiều công việc bề bộn, ông còn là người nuôi ngựa đua ở nông trại “Haras San Miguel” của ông trong tỉnh Chiriqui. Khi nào có thì giờ nghĩ, ông ngồi xuống đàn Piano và soạn nhạc.
Ông qua đời ngày thứ Tư, 16 tháng 1 năm 2013, hưởng thọ được 94 tuổi. Em trai của ông, Fernando Eleta Almarán qua đời ngày thứ Sáu, 12 tháng 8 năm 2011, hưởng thọ được 90 tuổi.
Sinh trưởng trong một gia đình nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực kịch nghệ. Từ thập niên 1940s đến thập niên 1950s ông là thành viên của “Branquignols of Robert Dhéry”, nơi mà ông đóng trong vở“Ah! beautiful mustache”năm 1953.
Francis Blanche là nhà viết lời cho khoảng 400 ca khúc gồm nhiều thể loại. Trong số này có các bài hits của ông trong thập niên 1940s như: “Milk Flow”, “Water Flow”, “Bésame Mucho”, “His Song Clouds”, “Prisoner of the Tower”,…
Bài hát nổi tiếng khác của ông, “Histoire D’un Amour” do ông viết lời Pháp từ bài “Historia De Un Amor” cho ca sĩ Dalida trong thập niên 1950s.
Ông qua đời vì bệnh tim mạch ở tuổi 52 và được an táng tại Eze.
“Histoire D’un Amour” (“Historia De Un Amor”)du nhập vào Việt Nam thập niên 1960s được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề“Chuyện Tình Yêu”.
Trong số hàng loạt ca khúc ăn khách của ca sĩ La Tinh Julio Iglesias, có những bản bolero kinh điển, cực kỳ nổi tiếng (chẳng hạn như Historia de Un Amor, Besame Mucho, Amapola ……), nhưng bên cạnh đó cũng có những bài bolero chỉ được viết riêng cho ông hoàng Julio Iglesias. Nhạc phẩm ‘‘No Excusas Sin Rodeos’’ hiểu theo nghĩa ‘‘Người đi mà không một lời xin lỗi’’ nằm trong số này. Bản nhạc này từng được đặt thêm lời Việt dưới tựa đề ‘‘Cũng là trăm năm’’.
Ca khúc No Excusas Sin Rodeos ‘‘Người đi không lời xin lỗi’’ từng được nam ca sĩ Nguyên Khang ghi âm lần đầu tiên bằng tiếng Việt dưới tựa đề ‘‘Cũng là trăm năm’’. Tác giả đặt lời Việt cho tình khúc này là nhạc sĩ Hà Quang Minh. Có thể nói đây là một bản phóng tác tự do, do lời Việt tuy nói về cảnh ‘‘kẻ ở người đi’’ nhưng không có cùng bối cảnh của bản nguyên tác tiếng Tây Ban Nha.
“KHÔNG CẦN NÓI YÊU ANH” (“YOU DON’T HAVE TO SAY YOU LOVE ME”“JAMAIS JE NE VIVRAI SANS TOI”, “IO CHE NON VIVO SENZA TE”) – PALLAVICINI, PINO DONAGGIO, VICKI WICKHAM, SIMON NAPIER BELL, MICHEL JOURDAN, PHẠM DUY)
- “You Don’t Have To Say You Love Me”là một bài hát của Ý do Pino Donaggio và Vito Pallavicini sáng tác năm 1965 dưới tựa đề“Io Che Non Vivo Senza Te”. Ca sĩ người Anh Dusty Springfield thu âm và phát hành bài này năm 1966 bằng Anh ngữ và đây là đĩa đơn thành công nhất của bà, bài hát vượt lên vị trí #1 trên bảng sắp hạng của UK và #4 trên bảng sắp hạng của US.
Tiếp theo là các phiên bản của ca sĩ Elvis Presley (1971), Guys ‘n’ Dolls (1976), Denise Welch (1995) đều thịnh hành ở UK, với phiên bản của Elvis Presley chiếm vị trí #11 ở US. “You Don’t Have To Say You Love Me” còn là bài nằm trong “Top 10 Hit” của Red Hurley ở Ireland năm 1978, của Wall Street Crash ở Italy năm 1983, và của Kristina Hautala ở Finland năm 1966.
“Io Che Non Vivo Senza Te” (“I, who can’t live [without you]”) đã được Pino Donaggio giới thiệu tại Sanremo Festival, ông là đồng tác giả của bài hát cùng với Vito Pallavicini và Jody Miller. Bài hát được vào chung kết tại Sanremo và bản thu âm của Pino Donaggio vượt lên vị trí #1 ở Italy vào tháng 3 năm 1965. Bài hát còn là bản nhạc nền cho phim “Vaghe stelle dell’Orsa” của Luchino Visconti và đã giải thưởng “Golden Lion” tại Venice Film Festival tháng 9 năm đó.
Ca sĩ Dusty Springfield tham dự Sanremo Festival năm 1965 và là một trong những khán giả đã nghe Pino Donaggio và Jody Miller hát bài “Io Che Non Vivo Senza Te” năm ấy. Dù rằng không hiểu ý nghĩa tiếng Ý của bài hát nhưng melodies của bài hát đã làm cho Dusty Springfield xúc động rơi lệ nên bà đã tìm mua phiên bản của Pino Donaggio. Phải đến năm sau, sau khi trở về Anh, Dusty Springfield mới xúc tiến việc thu âm bài hát cho bà bằng Anh ngữ, do Vicki Wickham và Simon Napier Bell viết lời, tại Philips Studio Marble Arch cùng với các nhạc sĩ Big Jim Sullivan (guitar), Bobby Graham (trống) ngày 9 tháng 3 năm 1966.
- Theo lời của Vicki Wickham và Simon Napier Bell kể lại thì hai người họ chỉ muốn viết lời cho một bài hát mang tính cách chống lại tình yêu với tựa đề “I Don’t Love You”; khi ý tưởng original này chứng minh là không thể thành công được nên họ đổi tựa lại là “You Don’t Love Me” rồi đến “You Don’t Have To Love Me” và cuối cùng là “You Don’t Have To Say You Love Me” cho phù hợp với melodies của bài hát. Dusty Springfield thu âm bài hát ngày hôm sau và sau khi thu đi thu lại trong phòng thu 47 lần bà vẫn không thích và không thỏa mãn với âm thanh acoustics của phòng thu nên bước ra bên ngoài chổ cầu thang rồi đứng đó hát để thu.
Phát hành ngày 25 tháng 3 năm 1966 ở UK, phiên bản đĩa đơn này của bà trở thành một hit lớn và từ đó đến giờ nó luôn là bài hát cầu chứng của bà. Sau khi bà qua đời phiên bản này được đưa vào chương trình “Now 42” để vinh danh tưởng niệm bà.
Tháng 10 năm 1965, Richard Anthony thu âm và phát hành một phiên bản tiếng Pháp dưới tựa đề “Jamais Je Ne Vivrai Sans Toi” (do Michel Jourdan viết lời), và cũng là đầu đề cho album của ông. Ở Quebec phiên bản của Richard Anthony cạnh tranh với một phiên bản khác của ca sĩ Margot Lefebvre và cả hai phiên bản đều được sắp hạng #38 trong danh sách “Annual Top Hit” năm 1966.
Nhiều phiên bản quốc tế thường dựa vào phiên bản tiếng Anh nổi tiếng của ca sĩ Dusty Springfield năm 1966 hơn là phiên bản nguyên thủy tiếng Ý.
Phiên bản “You Don’t Have To Say You Love Me” của Dusty Springfield và phiên bản “Jamais Je Ne Vivrai Sans Toi” của Richard Anthony du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 1960s và được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “KHÔNG CẦN NÓI YÊU ANH”.
- Nhạc phẩm“Không Cần Nói Anh Yêu” (“You Don’t Have to Say You Love Me” – Phiên bản tiếng Việt của Phạm Duy)
Ngày xa xưa, em nói yêu anh Và anh nói sẽ mãi bên em Giờ thì duyên ta đã vỡ tan Em vẫn yêu anh, nhớ anh
Người tình ơi, anh biết chăng anh ? Đời lẻ loi, em sống chênh vênh Chỉ cầu mong theo bước chân anh Theo bước chân anh, thương mến
Và anh không cần nói yêu em chỉ xin có anh lúc này Và anh không cần nói yêu em chỉ xin hãy tin, hãy tin Vì yêu người, vì yêu người, thì suốt đời Em xin là người tình lẻ loi, xa xôi, có thế thôi!
Chỉ một mình bơ vơ ôm mối yêu xưa Cuộc đi qua như chết nơi xa Còn chi nữa em ước em mơ ? Em nhớ, em mong, em chờ
Và anh không cần nói yêu em chỉ xin có anh lúc này Và anh không cần nói yêu em chỉ xin cứ tin, Vì yêu anh, vì yêu anh…
Sẽ không cần nói yêu em Chỉ xin có anh lúc này Và anh không cần nói yêu em chỉ xin cứ tin, Chỉ yêu anh, chỉ yêu anh, chỉ có mình anh…
- VÀI CẢM NGHỈ VỀ NHỮNG SÁNG TÁC CỦA NS NGÔ THUỴ MIÊN
Ai trong chúng ta đã không nhiều lần chìm đắm trong thế giới âm thanh ngọt ngào và lời nhạc đẹp như thơ của Ngô Thụy Miên. Trong mỗi tuổi trẻ của chúng ta, ở một vùng ký ức xa xôi nào đó là giòng nhạc êm ái với nét buồn nhẹ nhàng quyến rũ đã ru êm trái tim sau một cuộc tình buồn.
Một trong những nét rất đặc biệt của nhạc Ngô Thụy Miên là lời nhạc rất riêng tư (personal), nhưng rất thật và đều diễn tả được hết những cảm xúc của người đang yêu
Nhiều người nghe nhạc của Ông cùng nhận thấy có một nét riêng, một nét rất "Ngô Thụy Miên", một chút buồn nhè nhẹ, lời thật chải chuốt và nhiều thơ tính. Có thể coi đây là một thứ " chữ ký âm nhạc" (musical signature) mà chỉ có ở vài nhạc sĩ khác như Phạm Duy hoặc Hoàng Trọng, mà khi nghe nhạc người ta nhận ngay ra tác giả là ai.
- Mời MN thưởng thức nhạc phẩm DỐC MƠ của NS Ngô Thuỵ Miên qua giọng hát của nữ CS Khánh Hà
- Bài thơ Đôi Mắt NgườI Sơn Tây của Quang Dũng, được người yêu thơ thuộc nằm lòng. Quang Dũng là nhà thơ thời tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như : Tây Tiền, Đôi bờ.. nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ. Bài thơ như nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc,một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt - một cuộc tình buồn ngắn ngủi:
"Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến mới ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì"
Như vậy người con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà thơ ? nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu? nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp ( vì có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương“? ) nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy ( nay là tỉnh Hà Tây ) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng ( bài thơ Mười hai vị La Hán ở chùa Tây Phương của Huy Cận ).
- Trong lịch sử thi ca đã có nhiều thiếu nữ làm ngẩn ngơ bao người thưởng ngoạn, luôn cả các văn nhân thi sĩ như chuyện của nàng
.kh tác giả bài Hai sắc hoa Ti Gôn, hay hình ảnh ngườI con gái trong Tống biệt hành của Thâm Tâm ( …Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc- gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…) đã làm các nhà phê bình tốn bao nhiêu giấy mực. Thời kháng chiến ngoài những bài thơ trữ tình kể trên, Quang Dũng còn có những bài thơ khác cũng hay như bài Những Làng đi qua:
"Những làng trung đoàn ta đi qua
Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
Nùn rơm khói thuốc bạch đầu quân"
- Quang Dũng là người đa tài ,có thời gian nhà thơ sống bằng nghề vẽ tranh, làm nhạc công cho gánh hát… Trong kháng chiến, có lần Quang Dũng tham dự cuộc triển lãm hội họa vớì bức tranh tựa đề: Gốc Bàng. Ông còn soạn cả nhạc nữa,bài “Ba Vì mờ sương” được nhiều người hát trong thời kháng chiến:
"Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu …?"
-Trở lại chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm duy ( bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội- Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con nhưng rất hiền) kể lại, lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây ,anh tạt qua nơi có tên là kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống.Nàng chính là người đẹp Sơn Tây,nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu :
"Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương"
Akimi Nhật sống cùng mẹ ,trong cái quán nước đơn sơ nầy, nhà thơ thường hay lui tới ,có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán ngay lên vách nứa:
"Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước kênh đào sóng nổI lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…"
( đây là bài thơ mới phát hiện sau nầy do chính bà Nhật - định cư ở Hoa Kì cung cấp ).
- Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp,lãng mạn của người con gái ,tuy rằng không thấy mặt…?. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng..Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:
"Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai"
(Đôi bờ )
- Sau nầy, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại người xưa…tan vỡ một mối tình….
Tới 1954, nàng di cư vào Nam ,sống ở Sài Gòn,một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết:
"Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…"
Bài thơ càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc qua cung thứ rất hay.( Bài hát nầy chỉ qua giọng truyền cảm của nam danh ca Duy Trác mới thể hiện nổi ). Có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó: đoạn đầu ad lib lại lấy Đôi Bờ, phần sau là phần chính, phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây , rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc.
Chính người đẹp Akimi, là nguồn cảm hứng dạt dào cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng và Phạm đình Chương là người có công đã chấp cánh tiếp cho thơ Quang Dũng bay cao ,bay xa mãi trong lòng người…
MAI TÔI ĐI (NHẠC ANH BẰNG, THƠ NGUYÊN SA) "Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc Nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày..."
Không biết từ bao giờ, cái tên Paris như là hiện thân của một thiên đường với tất cả những gì lộng lẫy và kiêu sa nhất. Paris với dòng sông Seine thơ mộng, hiền hoà, ngay bên cạnh là kỳ quan Eiffel, với vườn Lục Xâm Bảo mà bất kỳ đôi tình nhân nào ở nước Việt xa xôi cũng mơ ước được một lần bước chân vào.
Dường như Paris cũng là nơi đã gắn bó máu thịt với thi sĩ Nguyên Sa, nên khi biết rằng sắp phải rời xa nơi này, ông đã viết 3 bài thơ mà ông gọi là những bài thơ chia ly, viết để từ biệt Paris, từ biệt nước Pháp.
Năm 1953, ông sáng tác Tiễn Biệt, năm 1954, bài thơ mang tên Paris ra đời, và năm 1955, khi đã về lại Sài Gòn, ông hỏi thăm bằng bài thơ: Paris Có Gì Lạ Không Em. Trong đó, bài thơ mang tên Paris được viết năm 1954, ngay trước thời điểm Nguyên Sa rời xa Paris, đã được nhạc sĩ Song Ngọc phổ thành 1 bài hát hồi năm 1980 nhưng ít người biết đến.
Phải đến năm 2004, tức là tròn 50 năm sau khi bài thơ ra đời, nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành bài nhạc Mai Tôi Đi, và ngay lập tức được yêu thích qua tiếng hát đôi song ca Nguyên Khang và Diễm Liên: (https://www.youtube.com/watch?v=xabyXVtg3d8&t=1s)
"Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào, thì cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào, thì cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau…"
Bài thơ được viết trong bối cảnh chằng bao lâu nữa Nguyên Sa sẽ chia tay Paris để về lại Việt Nam. Cho dù là giã từ đất khách để về cố hương, nhưng Nguyên Sa không thể về lại nơi đã ra đi 7 năm trước là Hà Nội, vì đã có tin về hiệp định chia đôi đất nước, nên ông cùng với vợ đã phải đến một nơi hoàn toàn xa lạ, đó là Sài Gòn. Vì vậy có thể hiểu cho tâm trạng của một người viễn xứ sắp phải rời xa nơi đã gắn liền với một phần đời tuổi trẻ, với tình yêu nồng nàn của mình.
Không như những lần trước đó, khi Nguyên Sa chỉ phải rời Paris để về các vùng phụ cận để sống, lần này là biệt ly ngàn dặm, cho nên dù có lưu luyến, dù cố tình bước đi thật chậm, dù lệ có rơi, dù Paris cố níu kéo bằng một cơn sụt sùi mưa lũ, dù bằng cách nào đi nữa, thì cũng xa nhau mà thôi…
"Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố, con đường dài thật dài
Thẳng mãi có bao nhiêu, thẳng mãi có bao nhiêu
Mai tôi đi, xin đừng gọi tên, thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối, hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi, cũng đành lòng xa thôi
Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu, rồi cũng sẽ xa nhau, mình cũng sẽ xa nhau…"
Nguyên Sa đã nhân cách hóa Paris thành một người tình, và chia tay nhau lưu luyến như tình nhân, người xa cách một người con gái. Cảm xúc dâng trào nên trời cũng dâng mưa lũ, Paris cũng than khóc, con đường và góc phố lặng lẽ nhìn theo, và sông Seine muôn đời lặng thầm thương nhớ. Phải chăng đó chính là tâm trạng của người bước chân ra đi, nhưng lại tưởng như cả một trời Paris đang sụt sùi đưa tiễn chân người.
Thực ra nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lấy ý thơ và một vài câu hát để viết thành nhạc. Hãy đọc lại trọn vẹn vài thơ này của Nguyên Sa để thấy được hết nỗi niềm của người xưa:
"Mai tôi ra đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau…
Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn
Paris sẽ nhìn theo
Nhưng nhìn thì nhìn đời trăm nghìn góc phố
Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu
Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa
Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
Sông Seine về chân đang bước xô nhau
Sẽ vịn ai cho đều giòng nước chảy
Dù mai kia
trong một đêm quá khuya hay một ngày sớm dậy
trên một con đò, bên một góc phố, dưới một luỹ tre
tôi sẽ ngồi kể chuyện nắng chuyện mưa
và có lẽ tôi sẽ kể chuyện Paris
để khói thuốc xám trên môi dăm người bạn, và trên môi tôi
điếu thuốc sẽ run trên những đường cong lận đận
điếu thuốc sẽ run như chân người vũ nữ vừa quen
đôi chân người mà tôi không dám nhớ cũng không dám quên
còn quay đảo giữa điệu nhạc mềm như khói thuốc…
Tôi sẽ hỏi trong những chiều giá buốt
những chiều mưa mây xám nặng trên vai
người con gái mắt xanh màu da trời
trên áng mi dài có quanh co tuyết phủ?
Rồi cả người
cả Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ
nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly
của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi
những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau
với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh
như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn
của những đôi mắt nhìn theo
và tôi cũng nhìn theo
không biết người ta vừa khâm liệm mình hay khâm liệm một người yêu
Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng
Nhưng cũng sợ phải viết những lá thư xanh về xứ Đũa son
nên tôi không dám hỏi:
tại sao mắt em buồn
tại sao má em đỏ
tại sao môi em ngoan
vì những ngón tay tô đỏ màu đũa son
đang muốn gắp cả đời người hạnh phúc
Và cả tôi cũng vẫn nghẹn ngào trong mỗi lần nói thật
mỗi lần nghe Paris hỏi tôi:
tại sao anh về
tại sao anh không ở?…
Nhưng dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản
dù tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
hơn một người yêu yêu một người yêu
Dù đêm nay tôi vẫn làm thơ
dặn những người con gái nhỏ đi về
trên hè phố Saint Michel
gò má đỏ phồng bánh graffen
để những hạt đường rơi trên má
lau vội làm gì cho có duyên
Dù đêm nay những người yêu nhỏ vẫn đi về
vẫn đôi mắt nhìn lơi lả hở khuy
cặp môi nghiêng trong một cánh tay ghì
mỗi chuyến métro qua vồi vội
giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi
Dù đêm nay tháp Eiffel
Vẫn kiễng mình trong sương khuya
nhìn bốn phía chân trời
Và đôi mắt tôi
Vẫn tìm đến trong một giờ hò hẹn
Và từ mai trên những lá thư xanh
tôi không được bắt đầu
bằng một chữ P hoa
như tên một người con gái…"
Ở cuối bài thơ, Nguyên Sa tiếc nuối rằng từ sau này, khi viết thư cho người thân, ông không còn được tận hưởng cảm giác viết chữ P hoa đầu dòng nữa:
Dòng chữ “Paris, ngày… tháng… năm…” chỉ còn là kỷ niệm.
Ông ví chữ P hoa đó như là tên của một người con gái đã chiếm trọn trái tim của mình, nhưng rồi sau thời điểm chia ly, sẽ ngàn dặm xa xăm thương nhớ.