“Thơ hay phải dày kinh nghiệm. Phải chiếm cảm quan, phải san trí tuệ, phải để trong tâm, phải trầm trong nhạc, phải nạp trong tình, tụ hình nơi khoảng trống, để sống với tất cả” (Phạm Thiên Thư)
- Là một người chìm đắm trong tư tưởng của Phật giáo nhưng tinh thần của ông luôn mở rộng. Ông nói, cốt lõi của các tư tưởng là: “Luôn biết mình dốt (Socrat), để gột tính kiêu (Phật giáo), để yêu như mới (Công giáo), để cởi mối hiềm (thế giới đại đồng), để thêm tinh tiến (kết quả cuối cùng). Tổng hòa các tư tưởng này để sống”. Ông thường nói: “Sáng tác phải có cái riêng của Việt Nam. Người ta sáng tác, không theo nhà này thì theo nhà khác. Nên phải có cái riêng. Muốn như vậy, cần trước hết là một cái hiện thực của Việt Nam. Là nghệ sĩ, sáng tác, thì hướng về dân tộc”.
- Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc.
Trên thế giới, từ thời âm nhạc phục hưng, Rondeau cùng với ballade và virelai là ba hình thức thơ Pháp phổ nhạc vào cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15.
Trong tiếng Việt vốn giàu nhạc tính với âm thanh trầm bổng nên lẩn trong thơ là nhạc. Các loại văn vần trong văn chương Việt Nam như lục bát, song thất lục bát, hát nói đều đi đôi với ngâm vịnh, xướng hát. Những điệu dân ca như hát ru, hò cũng hay mượn ca dao làm lời.
- Trong Tân Nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là phổ nhạc. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Phong cách này phổ biến trong dòng nhạc tiền chiến và sau đó được nhiều nhạc sĩ Việt Nam áp dụng suốt thế kỷ 20. Bài thơ được chọn phổ nhạc thường có nội dung phi thời gian.
- Khuynh hướng gần đây thì có nguồn bình luận rằng từ thập niên 1990 trở đi, âm nhạc Việt Nam không còn nhiều những bài thơ phổ nhạc như trước, phần vì thời cuộc và tính trữ tình cổ điển trong cuộc sống ngày càng thưa thớt.
Khi thơ đã phổ nhạc thì không ít trường hợp tên nhạc sĩ được gắn liền với bài hát mà nổi tiếng trong khi tên tuổi người sáng tác lời thơ thì chìm vào bóng tối. Có khi nhạc sĩ nghiễm nhiên lấy luôn bài thơ mà không tri ân nguyên tác. Theo luật pháp ngày nay thì việc bản quyền cũng được áp dụng với tác giả bài thơ.
= Trích một đoạn viết về Phạm Thiên Thư trong bài “Người Thi Hóa Kinh Phật”, của tác giả Hà Thi:
"Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (Miền Nam Việt Nam) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: ‘Em Lễ Chùa Này’, ‘Ngày Xưa Hoàng Thị’, ‘Động Hoa Vàng’, ‘Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu’… Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ…Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên"
- Mời mọi người nghe nhạc phẩm "Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu" của nhạc sỹ Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư. ẨN LAN là tên người con gái trong bài hát này. Cô là một cô gái đẹp dịu dàng, tóc thề bay trong gió. . .ở vùng quê Việt Nam mình vào giữa thế kỹ trước.
Nhưng trong nét đẹp ấy, cô lúc nào cũng mang một vẽ buồn đến nỗi "tiếng hài của em" cũng làm cho ngõ đi thêm sầu, và cũng em hay dỗi hay hờn.
Vì dáng buồn của cô gái NS Phạm Duy đã đặt tên cho người đẹp của mình cái tên "GỌI EM LÀ ĐÓA HOA SẦU"