Những người yêu thích dòng nhạc xưa, không ít thì nhiều cũng đều nghe đến cố nhạc sĩ Nguyễn Văи Đông, một nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam. Thân là một Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng nhiều người lại biết đến ông trên danh nghĩa của một người nhạc sĩ, một người đem âm nhạc tô điểm cho đời. Không chỉ với một bút danh là Nguyễn Văи Đông, mà cố nhạc sĩ còn ký tên trên những sáng tác của mình những bút danh khác, kể đến là: Phượng Linh, Phương Hà, Hoài Phương, Vì Dân và Đông Phương Tử. Không chỉ là một người lãnh đạo giỏi và tài ba, cố nhạc sĩ cũng là một nhà nghệ thuật “tầm cỡ” khi để lại cho nền âm nhạc Việt Nam vô số bài hát иổi tiếng, trong đó có thể thể đến như: “Chiều mưa biên giới”, “Sắc hoa màu nhớ”, “Phiên gác đêm xuân”, “Bông нồng cài áo trắng”, “Niềm đαυ dĩ vãng”,… Nguyễn Văи Đông là người đa tài, đáng được kính trọng và ngưỡng mộ, dù xuất thân từ quân ngũ nhưng ông đã cống hiến rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam, nhạc khúc của ông rất đa dạng, không tập trung vào một lĩnh vực nào cả và tất cả đều rất hay và thành côɴԍ. Riêng ca khúc “Chiều mưa biên giới” có lẽ đã trở thành một bài ca kinh điển với giai điệu trữ tình, lãng mạn, để lại tiếng vang lớn trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Bài hát này được khá nhiều người yêu thích, dù ở thời điểm ra đời bài hát hay ở hiện tại, vẫn rất được người nghe đón nhận.
Bài hát được sáng tác năm 1956, là thời kỳ sơ khai của dòng nhạc vàng miền Nam, nhưng có lẽ trong thời gian gần 20 năm sau đó, rất ít ca khúc nhạc vàng có thể sánh được với Chiều Mưa Biên Giới, được tác giả viết khi mới 26 tuổi. Bản nhạc đã trở thành một ca khúc kinh điển với giai điệu trữ tình, lãng mạn, tạo nên tiếng vang lớn trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Bài hát đã được rất nhiều người yêu thích từ lúc mới ra đời và vẫn còn kéo dài mãi cho đến nay.
“Tình anh như đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn”
“Hoa tàn”, “nguyệt khuyết” là hình ảnh rất cổ phong, thường xuất hiện trong thơ văn cổ. Trong nhạc Việt có mấy người sử dụng được ca từ đẹp và gợi cảm xúc đến như vậy? Ở đoạn sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng dùng thêm dấu ấn thơ xưa cho ca khúc này:
“Vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người”
Vầng trăng xẻ đôi gợi hình ảnh của cuộc phân ly. Một nửa theo chàng chốn biên cương, một nửa ở lại chốn khuê phòng. Chàng như là cánh chim tung trời bạt gió, nhìn mây nước mênh mông mà lòng càng thấy bơ vơ và nhớ bóng dáng người xưa. Có lẽ tác giả muốn mượn lại hình ảnh trong 2 câu thơ Kiều:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Một hình ảnh khác rất cổ phong được tác giả sử dụng, đó là đoạn kết, đoạn hay nhất của bài hát:
“Lòng trần ᴄòn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi…”
Công, hầu, khanh, tướng là bốn tước vị, chức vụ cao trong triều đình phong kiến xưa. Nếu tơ vương đến nó thì đường trần sẽ nổi phong ba… Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã tự răn mình như vậy từ thuở đầu, nhưng cũng vì những câu này mà ông lại gặp rắc rối trong cuộc đời binh nghiệp, bị kỷ luật vì sáng tác những ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Mấy Dặm Sơn Khê vì ca từ trong bài dễ làm “nhụt lòng chiến sĩ”.
Với chính sách kiểm duyệt văn hóa gắt gao của chính quyền Đệ nhất Cộng Hòa, có một thời gian Chiều Mưa Biên Giới đã bị cấm phát hành. Đến tháng 11 năm 1963, khi Đệ nhất cộng hòa kết thúc, việc kiểm duyệt âm nhạc được nới lỏng hơn, và Chiều Mưa Biên Giới được cho hát trở lại,
Trong một buổi nói chuyện với nhà báo Trịnh Thanh Thủy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã nói đại ý rằng chính những câu hát ở cuối bài Chiều Mưa Biên Giới đã gây rắc rối cho ông và khiến ông khó xử.
“Những gì tôi viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài “Chiều Mưa Biên Giới” là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiếɴ đấu, giành lại non sông, mà chính chúng lại khiến tôi khó xử với chính quyền đương thời ngày đó” – Nguyễn Văn Đông
Vào năm 1961, đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm , rồi thu hình ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” của NS Nguyễn Văn Đông qua tiếng hát Trần Văn Trạch đã gây tiếng vang lớn ở Âu châu, rồi nổi tiếng ngược lại ở trong nước.
Ngoài NS Trần Văn Trạch, còn có Giao Linh, Thanh Tuyền… cũng đã được đông đảo khán giả ái mộ qua bài hát này. Nhưng thật sự giọng ca Hà Thanh mới chính là người gắn bó với dòng nhạc Nguyễn Văn Đông từ trước và sau năm 75,
CS Hà Thanh đã từng thu âm ca khúc này và rất được yêu thích. Và Chiều Mưa Biên Giới cũng chính là một trong những bài nhạc vàng đầu tiên được sáng tác ở Việt Nam và cũng là một trong số những nhạc phẩm rất thành công của ca sĩ Hà Thanh