(Với những ‘Mùa thu cho em’, ‘Em về mùa thu’, ‘Mùa thu xa em’, v.v., người yêu nhạc thấy được nhạc sỹ Ngô Thụy Miên dành ưu ái như thế nào cho mùa thu. Tuy nhiên cũng như nhiều đồng nghiệp khác, trái tim ông cũng không khỏi rung động trước khung cảnh đất trời thay đổi khi bước vào mùa xuân. Có một bản nhạc xuân được ông cho ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: Em còn nhớ mùa xuân. Hôm nay, trước thềm năm mới xin giới thiệu nhạc phẩm đặc sắc này.)
- Ngô Thụy Miên từng chia sẻ “Từ khi bắt đầu viết nhạc, tôi đã chọn cho bản thân mình một lối đi mới đó là tình ca. Với tôi chiến tranh chỉ là giai đoạn, nhưng tình yêu mới thật sự là vĩnh cửu. Tôi cũng giống như các nhạc sĩ đi trước hoặc sau tôi đều muốn đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam tuy mỗi người sẽ có một khuynh hướng khác nhau nhưng ca khúc viết nhiều về chiến tranh, quê hương, đất nước, và thân phận,… Tôi sống là để được viết nhạc chứ không phải viết nhạc để sống và nếu đời hay người đời chia sẻ được với tôi thì đó là một niềm vui”. Nhưng bài hát “Em còn nhớ mùa xuân” lại là một ca khúc có hoàn cảnh đặc biệt.
- Nhạc khúc "Em còn nhớ mùa xuân" được nhạc sĩ viết ngay sau năm 1975 và có một chút tính thời sự lúc bấy giờ. Đây là ca khúc cuối cùng duy nhất được ông viết vào năm 1975, để nói về nỗi nhớ người bạn gái vì thời cuộc đã phải ra đi nước ngoài. Bài hát nhắc lại những kỷ niệm đẹp giữa ông và bạn gái trong bối cảnh sài gòn-đà lạt. Đến cuối năm 1978 nhạc sĩ Ngô Thụy Miên hoàn tất bản nhạc, năm 1979 ông đã gặp lại và thành hôn với người bạn gái đó. Nên đây là một khúc vô cùng đặc biệt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp cũng như nhân duyên của ông.
- Mở đầu bài hát là một câu hỏi “Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân”. Không phải là em có nhớ mùa xuân, mà là “có bao giờ còn nhớ”, câu hát như một lời thở than, buồn trách. Có khi nào trong thoáng qua em nhớ lại, hay em đã thật sự quên đi mùa xuân ấy. Một mùa xuân của tuổi trẻ dại nhờ với tiếng hát trẻ thơ hòa cùng tiếng dương cầm ngân nga. Là một bài hát nhắc đến mùa xuân nhưng lại không có không khí nhộn nhịp vui mừng của cảnh xuân, mà chỉ có sự nuối tiếc về mùa xuân quá khứ, nỗi buồn miên man không biết người con gái mình yêu có còn nhớ về những kỷ niệm thuở nhỏ của nhau, cô gái ấy liệu có cảm thấy bơ vơ trong những năm tháng đợi chờ ông? Tác giả không chỉ buồn cho kỷ niệm cũ, buồn vì phải xa người mình yêu, mà ở đâu đó trong lời ca, câu hát ta cảm nhận được cả sự tự trách bản thân khi để người mình yêu phải bơ vơ đợi chờ.
"Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh"
- Người ông yêu đã đi xa, ở nơi phương trời tây ấy, liệu cô có còn nhớ mùa xuân quê nhà. Mùa xuân ở đó liệu có nụ cười của cô, liệu có ánh mắt nai vàng ngời sáng tình xanh. Phải yêu đến nhường nào, phải đαυ lòng đến nhường nào khi chia xa để nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thể viết lên một câu ca trữ tình nồng cháy đến thế. Thật xứng đáng với danh hiệu ông hoàng của làng nhạc trữ tình, khi chỉ hai câu ca “Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần. Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh” mà người nghe đã có thể hình dung ra dáng vẻ người ông yêu. Cô gái ông yêu có nụ cười gần gũi, ấm áp, có ánh mắt sáng ngời với một tình yêu màu xanh. Tác giả không sử dụng màu hồng- màu vốn đại diện cho tình yêu, mà tác giả lại dùng màu xanh. Tình xanh, màu xanh của ước mơ, hy vọng, màu xanh của tương lai trong sáng, rạng ngời. Những ký ức đó như xé nát lòng người nhạc sĩ, để rồi ông cung bật thốt lên “Em có bao giờ thấu cho lòng anh”. Lại một lần nữa, tác giả sử dụng “bao giờ”, dù cho có một lần, một phút nào đó em hiểu cho anh, hiểu cho tình cảm anh dành cho em?
“Trời Sài gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
Nhiều niềm đαυ thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay”
- Bầu trời hôm nay không còn trong xanh, mà nhiều mây bay, nhiều niềm đαυ thương, bi hận. Đó là bức тʀᴀɴн quan cảnh Sài Gòn năm 1975. Một Sài Gòn tan hoang, tơi bời sau cнιếɴ тʀᴀɴн. Một Sài Gòn đã hứng chịu quá nhiều tang thương, nhưng những con người nơi đây vẫn bám trụ ở lại, vẫn cười giọt lệ trên môi. Đây là một đoạn hát tả thật về khung cảnh nước nhà nói chung hay Sài Gòn nói riêng sau ngày cнιếɴ тʀᴀɴн. Dù bối cảnh đó có hoang tàn, nhưng trên nền buồn ảm đạm đó vẫn bừng sáng nụ cười của người dân. Nụ cười cнιếɴ thắng, nụ cười hạnh phúc sau những tháng năm chiếu đấu gian khổ.
“Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sài gòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sài gòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương"
- Tác giả tự hỏi, liệu ở nơi em sống, ở những góc trời Tây mà em đi qua có nơi nào đẹp bằng quê hương xứ sở quê mình. Quê mình dù hôm nay vừa bị tàn phá sau cнιếɴ тʀᴀɴн nhưng vẫn đẹp những nụ cười độc lập, tự do. Rồi mai sau, khi nước nhà đã hòa bình, cuộc sống nhân dân lại sẽ ấm no, hạnh phúc, sẽ đẹp hơn gấp bội phần. Và, ở quê nhà đẹp vì có anh, người yêu em. Nên liệu có nghĩ sẽ quay về quê hương xứ sở, quay về bên anh hay không?
“Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong.”
- Dù em có ở đâu, có đi qua đâu thì những khi nhớ về mùa xuân năm ấy, nhớ về anh, xιɴ em hãy quay về. “Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng” là một câu hát dạt dào tình yêu, sáng rực màu sáng tươi mới của tình yêu và tuổi trẻ. Không còn không khí buồn khi nước nhà tàn phá, không còn sự tự trách khi không thể giữ em bên cạnh. Câu hát giờ đây tràn đầy ước mơ và khát vọng ngày chúng ta tìm về nhau. Một tấm lòng son sắc chờ em, một tình yêu thủy chung không phai nơi quê nhà. Nên khi em nhớ mùa xuân, nhớ màu nắng vàng năm ấy, nhớ tình cảm của chúng ta thì xιɴ em hãy quay về, quay về bên anh.
- Em còn nhớ mùa xuân là một nhạc khúc trữ tình đong đầy tình tình yêu và nỗi nhớ của chàng trai trẻ đối với người con gái anh yêu ở nơi trời tây xa xôi. Là lời xιɴ lỗi về những ngày tháng đẻ em bơ vơ, là lời thổ lộ về tình yêu trong anh và cũng là lời hứa vẫn luôn chờ em về. Và nguyện ước, lời hứa của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã trở thành sự thật, khi giờ đây ông đã sống hạnh phúc bên người con gái đó, cũng là vợ ông bây giờ. Nhạc khúc này như cầu nối cho chuyện tình của ông và vợ mình.