ALBUM "THÁI THANH (PRE75) - TÌNH CA PHẠM DUY 2"
DANH SÁCH BÀI HÁT:
1.Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi
2.Tinh Hoai Huong
3.Bai Huong Ca Vo Tan
4.Người Về
5.Quê nghèo
6.Về Miền Trung
7.Cô gánh gạo
8.Vợ Chồng Quê
9.Gánh lúa
10.Hò lơ
11.Tiếng sông Hương
12.Nhớ Người Ra Đi
13.Ngày Trở Về
14.Tình quê
15.Em Lễ Chùa Này
16.Khối tình Trương Chi
17.Cho Nhau
18.Đố ai
19.Người về
20.Giọt mưa trên lá
Có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Thái Thanh tự ý đổi ca từ khi lên sân khấu, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy phải công nhận điều đó làm cho bản nhạc của ông bỗng mang một chút “duyên lạ”.
Như nhạc phẩm “Cho nhau”, Phạm Duy viết: “Cho nhau ngòi bút cùn trơ – Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa – Cho nốt đêm mơ về già”. Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau ngòi bút còn lưa…”. “Lưa” là một từ cổ, có nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu tiếc nuối. Như trong ca dao Bình Trị Thiên vẫn có câu hát đẫm buồn: “Trăm năm dù lỗi hẹn hò – Cây đa bến – Cô con đò vắng đưa – Cây đa bến Cô còn lưa – Con đò đã khác năm xưa tê rồi”. Nên từ “còn lưa” đã đẩy ca khúc “Cho nhau” về một cõi xa xưa đầy u hoài, luyến tiếc, để lại một dư âm da diết trong cảm nhận về ngôn từ trong lòng thính giả. Nhờ thế mà chữ tình trong “Cho nhau” trở nên lai láng, mơ hồ về quá vãng, còn day dứt mãi trong lòng tình nhân chứ không còn xao xác, tận cùng như “ngòi bút còn trơ”. Nên dù vậy, Phạm Duy lưu ý không chỉ nhắc nhớ một câu chuyện thú vị trong bài hát chứ chưa hề trách cô em vợ một tiếng nào. Mà vì tình “còn lưa” nên Thái Thanh lại hát câu: “Cho nốt đêm mơ về già” thành “Cho nối đêm mơ về già”, sâu nặng và thủy chung, như cứu rỗi hai linh hồn chưa bao giờ an lạc vì trót nhớ thương, tình lỡ.
Phạm Duy viết: “Cho nhau thù oán hờn ghen – Cho nhau cho cõi âm ty một miền”, Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau cho nỗi âm ty một miền”. Vô tình mà như hữu ý, vì từ “cõi” như là một ý niệm hiện hữu về không gian, như xa anh em về cõi chết, tưởng như “cõi âm ty” rất bao la nhưng thật ra chết là hết có còn vấn vương gì. Cho em “nỗi âm ty”, từ “nỗi” dùng để diễn tả tâm trạng con người, con người tưởng như không thể sánh được với cả một “cõi” không gian nhưng nỗi lòng người lại bao la đến vô hình. “Nỗi âm ty” là sự chết đang tồn tại trong thực thể còn đang sống. Chính cái “phiêu”, cái sáng tạo rất duyên dáng của Thái Thanh đã nâng những bài hát mà Thái Thanh thể hiện, khiến cùng một nhạc phẩm, nhưng dưới sự thể hiện của Thái Thanh luôn ở tầm rất khác so với các ca sĩ cùng thời.
Thái Thanh được cho là một giọng hát “vượt thời gian”, từng bị dư luận vẽ ra đủ thứ giai thoại về bí quyết học nhạc. Có dư luận nói, Thái Thanh hát hay như thế nhờ chui đầu vào chum để tập phát âm. Lẽ thật, giọng hát Thái Thanh sống mãi vì hai điều: Thái Thanh hát với tình yêu âm nhạc và cháy hết mình khi đứng trước khán giả.
Khi còn nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lý cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đình Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống mãi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nhìn. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đã nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát”.