Cà phê chồn ( tên tiếng Anh gọi là Weasel coffee – hay còn biết đến với tên gọi Kopi luwak - kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java) là một huyền thoại trong giới sành cà phê bởi sự quý hiếm cũng như giá thành đắt đỏ mà loại cà phê này được bán trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới.
Tại Việt Nam, cà phê chồn có giá cao nhất là 64 triệu đồng, thấp nhất là 15 triệu đồng/kg. Loại “đúng đạt” được bán tại cơ sở sản xuất là 20 triệu đồng/kg.
Thế giới đã công nhận cà phê arabica Đà Lạt (được trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển với nhiệt độ trung bình trên dưới 18 độ C), với 2 dòng chính là catimo và moka là sản phẩm cà phê đứng đầu thế giới.
Cà phê chồn đã được phát hiện cách đây hàng trăm năm bởi những người châu Âu tại đảo Java và Sulawesi của Indonesia. Đây cũng chính là nơi cư trú của loại chồn vòi đốm vốn sống rải rác ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philipine và miền Nam Trung Quốc. Trong thực tế, cà phê chồn Việt Nam có giá bán ngang ngửa, thậm chí còn mắc hơn cả cà phê chồn Kopi luwak vốn được cho là mắc nhất thế giới hiện nay.
Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 4-5km, trên đường vào Trại Hầm, rẽ vào một con dốc nhỏ quanh co mang đậm bản sắc Đà Lạt, đổ xuống một thung lũng là trang trại Cà Phê Chồn của luật sư Nguyễn Quốc Minh
Quán Cà Phê Chồn nằm ngay cửa vào trang trại với thiết kế đơn giản, mộc mạc đặc trưng của Đà Lạt, không khí tĩnh mịch và yên bình bao trùm cả không gian tại đây. Chúng tôi chọn bàn ngoài sân, để có thể tận hưởng bầu không khí se lạnh cũng như phóng tầm nhìn xuống thung lũng đầy những cây cà phê Mocha và xa hơn là những ngọn thông trên những ngọn núi thấp trập trùng trước mắt.
Bộ ấm trà bằng gốm đỏ vừa được dọn ra cũng vừa lúc Luật sư Nguyễn Quốc Minh vui vẻ và nhiệt tình chia sẽ những kinh nghiệm về thưởng thức cà phê cũng như đam mê đưa ông đến với việc nghiên cứu và sản xuất ra loại cà phê chồn danh tieng. Sau một thời gian ấp ủ, luật sư Nguyễn Quốc Minh đã cho ra đời một trang trại trồng cà phê sạch kết hợp nuôi chồn để cho ra đời loại cà phê chồn thượng hạng tại Đà Lạt.
LS Nguyễn Quốc Minh
Ông chia sẻ: “Chỉ những hạt cà phê chín mọng ngon nhất mới được loại chồn chọn ăn, dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa trong dạ dày những con chồn, mùi vị cà phê sẽ biến đổi, và chính điều này đã tạo ra hương vị đặc trưng của loại cà phê chồn”.
Bình pha cafe chồn
Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, luật sư Nguyễn Quốc Minh đã chọn hạt cà phê Mocha Cầu Đất, vốn dĩ rất nổi tiếng trong giới sành cà phê, làm thức ăn cho bầy chồn trong trang trại để làm nên loại cà phê đặc biệt này. Ông cũng cho biết: quy trình sản xuất cà phê chồn hoàn toàn khép kín trong trang trại, từ việc trồng cà phê sạch, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho đến thu hoạch phân chồn, rửa, phơi, sấy, rang cho đến đóng gói bao bì….
Cafe chồn sau khi thu hoạch
Việc thưởng thức cà phê chồn đặc biệt thú vị. Bình cà phê chồn có kiểu dáng lạ mắt khác với nhữnng loại thường thấy. Ông giải thích rằng, sau một thời gian thử nghiệm với tất cả các loại máy pha cà phê, từ máy Moka Pot cua Ý cho đến các loại phin thông thườnng Việt Nam thì loại bình pha cà phê của Nhật là phù hợp nhất với khí hậu Đà Lạt. Sự chọn lựa này đảm bảo nhiệt độ cũng như mùi vị khi thưởng thức cà phê chồn trong khí hậu se lạnh của Đà Lạt. Mùi vị của loại cà phê hảo hạng này sẽ không còn nguyên vẹn khi bi pha tạp với các mùi vị khác.
Chúng ta có thói quen dùng cà phê với các loại bánh hoặc các thực phẩm khác. Nhưng hương vị của cà phê chồn sẽ ẩn đi nếu dùng chung với các loại thực phẩm khác, bạn sẽ không cảm nhận được hương vị tuyệt vời của cà phê chồn. Loai cà phê này khó tính vậy đấy. Vì thế hay kiên nhẫn .
Khách tự xay cà phê
Lời khuyên cho những ai thưởng thức cà phê chồn: Để thưởng thức hương vị cà phê chồn một cách trọn vẹn, hãy để vị giác của bạn cảm nhận chỉ riêng mình hương vị của nó mà thôi. Bạn có thể cảm nhận được phong vị mà chỉ của riêng loại cà phê này mang lại, ngay cả khi nếu bạn không phải là một người sành cà phê