Ở cái xứ tư bản mà tiền là tất cả, người ta có câu “cho tôi biết anh làm bao nhiêu tiền, tôi sẽ nói anh là người như thế nào”. Anh làm lương cao, tiền nhiều, đương nhiên anh là người hơn tôi. Hơn về đủ mọi mặt. Hơn về nhân cách, về phẩm giá, về tài năng, về trí tuệ, về … đủ thứ.
Có thật vậy không?
Tin báo chí cho biết cách đây ít ngày, anh Ndamukong Suh ký một hợp đồng chơi bóng bầu dục (Mỹ gọi là football) với đội Dolphins của Miami, khơi khơi có 114 triệu đô cho 6 năm, tức là khoảng 19 triệu đô một năm, với mức lương bảo đảm bất kể chuyện gì xẩy ra, cho dù chơi dở bị sa thải, hay bị thương không chơi được nữa cũng vẫn bỏ túi, là 60 triệu.
Anh Suh là một cầu thủ trong đội phòng vệ. Nghề của anh là húc, tìm cách đâm xầm vào anh “quarterback” đối nghịch, là anh cầu thủ có trách nhiệm cầm trái banh bầu dục ném cho một cầu thủ bạn, để không cho anh quarterback cơ hội ném banh chính xác. Chỉ húc, không khi nào đụng vô trái banh. Một năm anh chơi 16 trận, mỗi trận kéo dài một tiếng, chia làm bốn hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Trung bình, cứ cho là hai đội đấu với nhau, công và thủ ngang nhau, thì mỗi đội sẽ thủ 30 phút và công 30 phút. Tức là mỗi trận, anh chơi nửa tiếng. Đại khái như vậy.
Mới nghe có vẻ lương anh này thật là khủng khiếp. Thật ra, so với trị giá của một đội thể thao chuyên nghiệp Mỹ thì chẳng là bao. Đội bóng rổ tầm thường, không có gì xuất sắc, Los Angeles Clippers mới được bán với giá một tỷ đô. Cái lương của anh Suh sẽ không khiến cho đội Dolphins phải khai phá sản đâu. Nhưng so với lương bình thường của thiên hạ thì như thế nào?
Ta thử làm một bài toán nhỏ. Anh Suh lãnh 114 triệu đô trong 6 năm, tức là 19 triệu một năm. Nếu không bị thương hay không bị ông bầu cho ngồi chơi xơi nước, thì anh sẽ chơi 16 trận cho nguyên mùa, coi như mỗi trận anh lãnh 1,2 triệu. Anh chơi 30 phút mỗi trận, vị chi một giờ “làm việc” chỉ lo húc của anh là 2,4 triệu đô.
Quý độc giả là một lao động làm lương tối thiểu, xấp xỉ 7 đô một giờ. So với anh Suh, một giờ của anh ta bằng 343.000 giờ của một anh lao động lãnh lương tối thiểu. Nói cách khác, qúy độc giả là dân lao động, sẽ phải làm việc 178 năm liên tục, không nghỉ gì hết thì mới có được số tiền anh Suh kiếm được trong một tiếng đồng hồ húc.
Câu hỏi là việc anh Suh làm có đáng bằng 340.000 lần việc làm của một anh lao động như vậy không?
Mà đây chỉ mới là tiền lương chính thức thôi, chưa kể tiền đi làm quảng cáo cho sản phẩm này hay hãng nọ. Bạc chục triệu thêm nữa là chuyện bình thường. Chứ không phải như bác Nguyễn Ngọc Ngạn đi quảng cáo điện thoại chưa đủ tiền uống cà phê Phước Lộc Thọ.
Anh Suh không phải là người duy nhất lãnh lương khổng lồ kiểu này. Trong làng thể thao Mỹ, cả ngàn người lãnh lương bạc triệu để chơi thể thao chuyên nghiệp (pro) và đi quảng cáo. Từ anh Tiger Woods chơi gôn lãnh xấp xỉ 60 triệu một năm trong cả chục năm, cho đến anh Michael Jordan, được dự đoán sẽ là thể tháo gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại sẽ có mức thu nhập tổng cộng hơn một tỷ đô kể từ ngày bắt đầu chơi bóng rổ chuyên nghiệp đến nay.
Một tỷ đô chỉ nhờ chơi bóng rổ rồi đi quảng cáo giầy và áo thung?
Đó là nói chuyện về làng thể thao. Còn những lãnh vực tiêu khiển như nhạc sĩ và tài tử điện ảnh, cũng có nhiều người lãnh lương nghe toát mồ hôi.
Vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie đều là tài tử thượng thặng. Anh chồng lãnh cát-xê trên dưới 20 triệu đô một phim, trong khi chị vợ lãnh khoảng 15 triệu mỗi phim. Mỗi năm mỗi người đóng chừng một phim, thời gian đóng phim kéo dài khoảng 3-4 tháng. Vị chi, hai vợ chồng kiếm khoảng 35 triệu một năm, làm việc tổng cộng chừng nửa năm. Còn nửa năm đi du lịch với một đám con, vừa con ruột vừa con nuôi, trong đó có một cậu bé Việt mồ côi. Dĩ nhiên vẫn chưa kể tiền quảng cáo này nọ.
Bà Oprah Winfrey có một chương trình nói lảm nhảm chuyện trên trời dưới biển, phần lớn là chuyện mấy bà. Không có gì đổi đời. Xuất thân là người đọc tin tức trên một đài truyền hình địa phương, bà có cái “tật” hay cương ẩu thêm chuyện ngoài lề, khiến ông giám đốc phụ trách phần tin tức bực mình, yêu cầu đổi bà đi chỗ khác. Bà qua chương trình “talk show”, nói lảm nhảm một mình. Đó mới là biến cố đổi đời. Ngày nay, trung bình bà đã kiếm khoảng 80 triệu một năm từ khoảng 25 năm nay, và bà có lẽ là người phụ nữ giàu nhất, cũng là người da đen giàu nhất thế giới.
Hãy thử so sánh với một việc làm khác.
TT Obama, người có trách nhiệm lớn nhất thế giới, lo cho cả hơn 300 triệu dân Mỹ, nhưng trên thực tế có tác động đến cuộc sống của cả 7 tỷ người trên thế giới. Ông lãnh 400.000 đô một năm. Ông phải làm việc trắng tóc trong 6 năm mới bằng một tiếng đồng hồ húc và cản của anh Suh. Tức là từ ngày TT Obama tuyên thệ nhậm chức đầu năm 2009 đến nay, làm không biết bao nhiêu việc nổi đình nổi đám cho cả nhân loại, nghe sỉ vả mệt nghỉ, ông mới lãnh được số tiền mà anh Suh sẽ được trả trong một tiếng đồng hồ húc và cản. Chưa kể chuyện anh Suh “làm việc” một năm có chưa tới 6 tháng trong mùa football, trong khi TT Obama làm việc quanh năm ngày tháng, sáng, trưa, chiều, tối. Có khi 3 giờ sáng cũng phải nghe điện thoại réo.
So với bà Oprah, một năm thu nhập của bà này bằng 200 năm làm việc của TT Obama.
Nếu nhìn vào số tiền làm ra để nhận định giá trị con người Mỹ, thì dường như cái mà dân Mỹ luôn đấm ngực khoe là “giá trị Mỹ” –American values- đã bị đảo lộn, chân lên đầu từ lâu lắm rồi, ít ra cũng từ nửa thế kỷ nay rồi. Sáu năm làm việc cật lực gần như thường trực 24/7 của một tổng thống chỉ bằng một tiếng đồng hồ húc và cản của một cầu thủ football mà trình độ văn hoá chỉ nằm ở mức trung học là may. Hậu quả việc làm của anh cầu thủ này cũng chẳng có gì khủng khiếp lắm, chẳng chết ai, chỉ là chuyện anh quarterback có liệng được trái banh hay không thôi.
Nhìn dưới khiá cạnh này, nếu biết trước như vậy, kẻ viết này trước đây đã bắt thằng con đi học húc và cản thay vì đi học chữ. Vừa vui và đỡ nhức đầu cho nó lại vừa kiếm bộn bạc sau này.
Nói chơi thôi, chứ thật ra, phần lớn mấy anh cầu thủ như Suh, có lẽ húc và cản nhiều quá nên không thọ được bao lâu, chơi bóng chừng một chục năm đến khi bước vào tuổi 30 là hết thời. Sau khi hết thời thì phần lớn cũng hết tiền vì kiếm tiền quá dễ nên xài vung vít cũng quá mức, nhất là trình độ hiểu biết tài chánh khiêm tốn không biết cất tiền như thế nào. Như anh cầu thủ bóng rổ Harrison, trước đây lãnh mấy triệu mỗi năm, chơi bóng rổ được khoảng 5 năm, bị cho giải nghệ vì chơi dở, có lẽ do ăn chơi nhiều hơn lo tập dợt. Sau khi nghỉ chơi một năm, xài hết tiền, bây giờ đi... nướng hăm-bơ-ghơ cho tiệm McDonald, lãnh lương tối thiểu.
Cái điều lạ lùng là hình như chẳng ai thắc mắc hay bàn luận về mức lương của mấy anh Suh hay anh Tiger hay bà Oprah này cả. Coi như chuyện bình thường, không có gì đáng nói. Hay là vì “phải đạo chính trị” không được đụng đến các triệu phú da màu?
Trong khi đó, điều đáng nói là giới truyền thông dòng chính và các chính khách cấp tiến không bỏ lỡ cơ hội sỉ vả mức lương của các đại doanh gia. Họ bị buộc tội khai thác dân lao động, làm lương quá cao so với nhân viên của họ. Đã vậy lại còn lãnh thưởng cuối năm quá lớn. Quá nhiều tiền, họ xài không hết cho dù mua dinh thự nguy nga hay mua máy bay phản lực riêng, nên phải đầu tư để rồi tiền lại đẻ ra tiền. Chỉ trích đám này dễ hơn vì tuyệt đại đa số là dân da trắng. Chửi dân da đen thì là kỳ thị, chửi dân da trắng không sao.
Thật ra, sỉ vả đám này cũng không oan lắm. Nhìn vào mấy đại doanh gia Mỹ, nhất là mấy ông chủ ngân hàng, sau khi lãnh lương và “tiền thưởng” bạc chục triệu vì có công phá tan thị trường địa ốc và tài chánh Mỹ, khiến chính phủ Mỹ phải bơm cả trăm tỷ để cứu các ngân hàng, họ vẫn ung dung ngồi trên ngai cũ, vẫn lãnh bạc triệu, hay về hưu mang theo cả trăm triệu, chẳng bị trừng phạt gì về những sai lầm, hay đúng hơn, những hành động ăn cướp trắng trợn của họ. Ông Chủ Tịch Countrywide Financial, là ông vô địch đã cấp không biết bao nhiêu nợ mua nhà dưới tiêu chuẩn, đã lãnh 500 triệu đô vừa lương vừa tiền thưởng trong vòng vài năm trước khi công ty khai phá sản phải bán cho Bank of America. Ông Chủ Tịch Merrill Lynch cũng làm cho công ty gần phá sản, phải bán tháo cho Bank of America, bị ép phải từ chức, đã ra đi với gói quà 150 triệu đô tiền mặt. Cái đám người này dĩ nhiên đáng bị chu di, nếu không thì cũng đáng bị đè cổ ra đánh thuế 99,99% trên thu nhập của họ.
Nhưng vấn đề không giản dị như vậy. Mấy ông chủ ngân hàng này chỉ là một nhúm chừng một trăm ông là nhiều. Không phải chủ công ty hãng xưởng Mỹ, ai cũng được như vậy. Do đó, khối cấp tiến nhắm đánh vào tất cả các ông chủ hãng xưởng là đánh sai đối tượng, chỉ có hại mà không có lợi gì.
Một kinh tế gia người Pháp tên là Thomas Piketty đang gây sóng gió lớn trong giới cấp tiến. Ông phân tích bất quân bình thu nhập –income inequality- ngày càng lớn trong thế giới tư bản. Người nghèo vẫn nghèo, người giàu mỗi ngày mỗi giàu hơn. Kết luận của ông đại khái là cách biệt thu nhập ngày càng tăng chỉ vì chính sách thuế khoá bất công bằng, đánh thuế vào lương (tức là đánh thuế vào sức lao động) quá cao so với đánh thuế vào đầu tư. Nôm na ra, ý của Piketty là phải đánh thuế nặng hơn vào tiền vốn đầu tư, tức là tăng thuế “nhà giàu” không hơn không kém.
Đánh thuế nhà giàu là chủ đề ưu tiên của TT Obama và khối cấp tiến, nên lý thuyết Piketty đang được giới cấp tiến quảng bá rầm rộ với sự phụ họa của truyền thông dòng chính.
Điều ông Piketty không nói rõ là cái tiền đầu tư mà ông và TT Obama muốn đánh thuế nặng hơn cũng là cái tiền nó đẻ ra công ăn việc làm cho thiên hạ.
Chuyện TT Obama từ sáu năm nay không ngừng đòi hỏi và đe dọa tăng thuế nhà giàu đã là một trong những lý do khiến các đại gia và đại công ty tích trữ tiền mặt mà không chịu đầu tư, mở mang hãng xưởng vì sợ bị đánh thuế nặng hơn.
Công ty APPLE, một trong những công ty lớn nhất thế giới, cũng là một trong những mạnh thường quân ủng hộ tiền mạnh nhất cho TT Obama và đảng Dân Chủ, hiện nay có cả 180 tỷ đô tiền mặt nằm trong ngân hàng (nhiều tiền tươi hơn cả Nhà Nước Obama!), thay vì dùng để mở mang hãng xưởng, thuê thêm nhân công.
Thuần túy dựa trên lý luận kinh tế học, đánh thuế nặng trên tiền đầu tư là một sai lầm, vì nó sẽ làm thui chột đầu tư. Mấy đại gia sợ bị thuế nặng sẽ không đầu tư thêm, mà không đầu tư thêm thì chỉ có nghiã là không thêm hãng xưỡng, không thêm nhân công, không thêm việc làm.
Nói cách khác, ý kiến của ông Piketty có thể là giải pháp giảm bất quân bình thu nhập thật, nhưng sẽ tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế. Cũng vẫn là nan đề cổ lỗ sĩ, làm chiếc bánh lớn ra hay cứ để chiếc bánh như vậy rồi lo chia lại cho đồng đều hơn.
Một ý kiến có thể hợp lý hơn là ý kiến của Bill Gates, người giàu nhất thế giới, nhưng cũng là người chịu chi cho các công tác phước thiện nhất thế giới. Ông này đề xướng ý kiến đánh thuế trên sự tiêu dùng thay vì trên thu nhập hay đầu tư.
Đánh thuế trên tiêu dùng có nghiã là dân nghèo xài ít thì sẽ bị đánh thuế ít, dân giàu xài sang sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Anh nghèo uống trà đá sẽ đóng thuế rất ít, anh trung lưu uống bia, rượu vang, sẽ đóng thuế nhiều hơn. Anh đại gia uống xâm banh hay cognac sẽ đóng thuế nhiều hơn nữa.
Dựa trên nguyên tắc này, những anh thể tháo gia hay ca sĩ lãnh bạc chục triệu một năm, chẳng đầu tư gì nhiều, chỉ vung tiền mua nhà cao cửa rộng, rượu sang, quần áo đắt tiền, cà rá cho đào nhí đào già, du thuyền, máy bay riêng, … sẽ là đối tượng thu thuế tối đa. Mà đây cũng là thuế tự nguyện thôi. Không ai bắt anh xài sang, do đó anh không thể trách bất cứ ai là đã bắt anh đóng thuế nặng. Đó là anh tự nguyện ăn xài và đóng thuế thôi.
Nhìn vào tình trạng chung hiện nay, ta có thể nói cấu trúc lương bổng hay thu nhập đã thay đổi rất nhiều trong mấy thập niên qua. Cách đây 50 năm, những đại ca sĩ, đại tài tử, đại thể tháo gia, hay ngay cả các đại doanh gia, tương đối làm ăn khấm khá hơn người bình thường thật, nhưng cũng chưa đến độ vô lý như hiện nay. Không có chuyện sáu năm lương của tổng thống Eisenhower bằng một giờ lương của một cầu thủ football thời đó.
Thế nhưng cấu trúc thuế vẫn không thay đổi. Đưa đến tình trạng tính theo tỷ lệ thì TT Obama đóng thuế ngang với anh Suh, nhưng nếu nhìn vào số tiền còn lại sau khi đóng thuế, thì TT Obama còn lại không bao nhiêu, hơn hai trăm ngàn, trong khi anh Suh lãnh 19 triệu, cho là anh đóng thuế một phần ba, khoảng 7 triệu, anh vẫn còn 12 triệu xài vung vít chơi. Một triệu một tháng xài chơi, chẳng đầu tư, chẳng đóng góp gì cho xã hội.
Có cái gì thật sự không ổn trong bức tranh này.
Nếu nói về tình trạng bất quân bình thu nhập, thì phải thẳng thắn nhìn nhận một lý do quan trọng chính là những trợ cấp an sinh xã hội.
Ai cũng hiểu và chấp nhận đối với một khối lớn dân chúng, trợ cấp an sinh là điều không có không được. Nhiều người có thể làm đầu tắp mặt tối mà vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sinh tồn tối thiểu. Hay họ cũng có thể tích cực đi kiếm việc làm mà không ra. Họ cũng có thể bị ốm đau khoá tay chân không đi làm được. Dĩ nhiên, họ đều là những người thực sự có nhu cầu, cần trợ cấp an sinh.
Nhưng đồng thời cũng có không ít những người không có nhu cầu, hay có thể tự lực cánh sinh được nhưng lại vẫn muốn ỷ lại vào trợ cấp. Rồi chính quyền cấp tiến cũng muốn vung tiền ra cho họ. Một hình thức mua phiếu cử tri lộ liễu mà không ai dám nhìn nhận.
Cái lợi của trợ cấp là giúp đỡ cụ thể trong ngắn hạn, nhưng cái hại lâu dài là trói chặt người nhận trong giới hạn trợ cấp, biến họ thành nô lệ trợ cấp. Trợ cấp là cái tối thiểu để giúp vượt qua khó khăn nhất thời. Nếu cứ trông nhờ vào trợ cấp thì mãi mãi thu nhập cũng sẽ vẫn chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Cái khối này sẽ không thể nào thấy thu nhập của mình tăng, luôn luôn đì đẹt ở mức tối thiểu. Với khối người này ngày một lớn thì dĩ nhiên cách biệt thu nhập tính trên cả nước cũng ngày một lớn theo.
Nhà Nước Obama gần đây hãnh diện khoe thành tích vẻ vang là số người được trợ cấp Medicaid lên tới mức cao nhất lịch sử cận đại, để rồi chỉ trích khối bảo thủ Cộng Hoà là vô tâm, vô nhân, không muốn phát triển trợ cấp Medicaid. Rõ ràng là có cái gì sai trật. Trách nhiệm của Nhà Nước là làm cho dân giàu nước mạnh, chứ đâu phải là để kéo càng nhiều người vào khối cùng đinh lệ thuộc trợ cấp càng tốt.
Có nghiã là Nhà Nước phải lấy làm tiếc hay hổ thẹn khi khối người hưởng Medicaid quá cao, chứ sao lại coi đó là một thành công đáng hãnh diện, vỗ ngực khoe công?
Nước Mỹ có nhiều chuyện oái ăm, kẻ viết này định cư tại đây gần bốn thập niên, nhiều khi vẫn tối dạ chưa hiểu nổi. Một Nhà Nước thành công là một Nhà Nước với ít người nhận Medicaid nhất? Hay với nhiều người nhận Medicaid nhất?
Tin báo chí cho biết cách đây ít ngày, anh Ndamukong Suh ký một hợp đồng chơi bóng bầu dục (Mỹ gọi là football) với đội Dolphins của Miami, khơi khơi có 114 triệu đô cho 6 năm, tức là khoảng 19 triệu đô một năm, với mức lương bảo đảm bất kể chuyện gì xẩy ra, cho dù chơi dở bị sa thải, hay bị thương không chơi được nữa cũng vẫn bỏ túi, là 60 triệu.
Anh Suh là một cầu thủ trong đội phòng vệ. Nghề của anh là húc, tìm cách đâm xầm vào anh “quarterback” đối nghịch, là anh cầu thủ có trách nhiệm cầm trái banh bầu dục ném cho một cầu thủ bạn, để không cho anh quarterback cơ hội ném banh chính xác. Chỉ húc, không khi nào đụng vô trái banh. Một năm anh chơi 16 trận, mỗi trận kéo dài một tiếng, chia làm bốn hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Trung bình, cứ cho là hai đội đấu với nhau, công và thủ ngang nhau, thì mỗi đội sẽ thủ 30 phút và công 30 phút. Tức là mỗi trận, anh chơi nửa tiếng. Đại khái như vậy.
Mới nghe có vẻ lương anh này thật là khủng khiếp. Thật ra, so với trị giá của một đội thể thao chuyên nghiệp Mỹ thì chẳng là bao. Đội bóng rổ tầm thường, không có gì xuất sắc, Los Angeles Clippers mới được bán với giá một tỷ đô. Cái lương của anh Suh sẽ không khiến cho đội Dolphins phải khai phá sản đâu. Nhưng so với lương bình thường của thiên hạ thì như thế nào?
Ta thử làm một bài toán nhỏ. Anh Suh lãnh 114 triệu đô trong 6 năm, tức là 19 triệu một năm. Nếu không bị thương hay không bị ông bầu cho ngồi chơi xơi nước, thì anh sẽ chơi 16 trận cho nguyên mùa, coi như mỗi trận anh lãnh 1,2 triệu. Anh chơi 30 phút mỗi trận, vị chi một giờ “làm việc” chỉ lo húc của anh là 2,4 triệu đô.
Quý độc giả là một lao động làm lương tối thiểu, xấp xỉ 7 đô một giờ. So với anh Suh, một giờ của anh ta bằng 343.000 giờ của một anh lao động lãnh lương tối thiểu. Nói cách khác, qúy độc giả là dân lao động, sẽ phải làm việc 178 năm liên tục, không nghỉ gì hết thì mới có được số tiền anh Suh kiếm được trong một tiếng đồng hồ húc.
Câu hỏi là việc anh Suh làm có đáng bằng 340.000 lần việc làm của một anh lao động như vậy không?
Mà đây chỉ mới là tiền lương chính thức thôi, chưa kể tiền đi làm quảng cáo cho sản phẩm này hay hãng nọ. Bạc chục triệu thêm nữa là chuyện bình thường. Chứ không phải như bác Nguyễn Ngọc Ngạn đi quảng cáo điện thoại chưa đủ tiền uống cà phê Phước Lộc Thọ.
Anh Suh không phải là người duy nhất lãnh lương khổng lồ kiểu này. Trong làng thể thao Mỹ, cả ngàn người lãnh lương bạc triệu để chơi thể thao chuyên nghiệp (pro) và đi quảng cáo. Từ anh Tiger Woods chơi gôn lãnh xấp xỉ 60 triệu một năm trong cả chục năm, cho đến anh Michael Jordan, được dự đoán sẽ là thể tháo gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại sẽ có mức thu nhập tổng cộng hơn một tỷ đô kể từ ngày bắt đầu chơi bóng rổ chuyên nghiệp đến nay.
Một tỷ đô chỉ nhờ chơi bóng rổ rồi đi quảng cáo giầy và áo thung?
Đó là nói chuyện về làng thể thao. Còn những lãnh vực tiêu khiển như nhạc sĩ và tài tử điện ảnh, cũng có nhiều người lãnh lương nghe toát mồ hôi.
Vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie đều là tài tử thượng thặng. Anh chồng lãnh cát-xê trên dưới 20 triệu đô một phim, trong khi chị vợ lãnh khoảng 15 triệu mỗi phim. Mỗi năm mỗi người đóng chừng một phim, thời gian đóng phim kéo dài khoảng 3-4 tháng. Vị chi, hai vợ chồng kiếm khoảng 35 triệu một năm, làm việc tổng cộng chừng nửa năm. Còn nửa năm đi du lịch với một đám con, vừa con ruột vừa con nuôi, trong đó có một cậu bé Việt mồ côi. Dĩ nhiên vẫn chưa kể tiền quảng cáo này nọ.
Bà Oprah Winfrey có một chương trình nói lảm nhảm chuyện trên trời dưới biển, phần lớn là chuyện mấy bà. Không có gì đổi đời. Xuất thân là người đọc tin tức trên một đài truyền hình địa phương, bà có cái “tật” hay cương ẩu thêm chuyện ngoài lề, khiến ông giám đốc phụ trách phần tin tức bực mình, yêu cầu đổi bà đi chỗ khác. Bà qua chương trình “talk show”, nói lảm nhảm một mình. Đó mới là biến cố đổi đời. Ngày nay, trung bình bà đã kiếm khoảng 80 triệu một năm từ khoảng 25 năm nay, và bà có lẽ là người phụ nữ giàu nhất, cũng là người da đen giàu nhất thế giới.
Hãy thử so sánh với một việc làm khác.
TT Obama, người có trách nhiệm lớn nhất thế giới, lo cho cả hơn 300 triệu dân Mỹ, nhưng trên thực tế có tác động đến cuộc sống của cả 7 tỷ người trên thế giới. Ông lãnh 400.000 đô một năm. Ông phải làm việc trắng tóc trong 6 năm mới bằng một tiếng đồng hồ húc và cản của anh Suh. Tức là từ ngày TT Obama tuyên thệ nhậm chức đầu năm 2009 đến nay, làm không biết bao nhiêu việc nổi đình nổi đám cho cả nhân loại, nghe sỉ vả mệt nghỉ, ông mới lãnh được số tiền mà anh Suh sẽ được trả trong một tiếng đồng hồ húc và cản. Chưa kể chuyện anh Suh “làm việc” một năm có chưa tới 6 tháng trong mùa football, trong khi TT Obama làm việc quanh năm ngày tháng, sáng, trưa, chiều, tối. Có khi 3 giờ sáng cũng phải nghe điện thoại réo.
So với bà Oprah, một năm thu nhập của bà này bằng 200 năm làm việc của TT Obama.
Nếu nhìn vào số tiền làm ra để nhận định giá trị con người Mỹ, thì dường như cái mà dân Mỹ luôn đấm ngực khoe là “giá trị Mỹ” –American values- đã bị đảo lộn, chân lên đầu từ lâu lắm rồi, ít ra cũng từ nửa thế kỷ nay rồi. Sáu năm làm việc cật lực gần như thường trực 24/7 của một tổng thống chỉ bằng một tiếng đồng hồ húc và cản của một cầu thủ football mà trình độ văn hoá chỉ nằm ở mức trung học là may. Hậu quả việc làm của anh cầu thủ này cũng chẳng có gì khủng khiếp lắm, chẳng chết ai, chỉ là chuyện anh quarterback có liệng được trái banh hay không thôi.
Nhìn dưới khiá cạnh này, nếu biết trước như vậy, kẻ viết này trước đây đã bắt thằng con đi học húc và cản thay vì đi học chữ. Vừa vui và đỡ nhức đầu cho nó lại vừa kiếm bộn bạc sau này.
Nói chơi thôi, chứ thật ra, phần lớn mấy anh cầu thủ như Suh, có lẽ húc và cản nhiều quá nên không thọ được bao lâu, chơi bóng chừng một chục năm đến khi bước vào tuổi 30 là hết thời. Sau khi hết thời thì phần lớn cũng hết tiền vì kiếm tiền quá dễ nên xài vung vít cũng quá mức, nhất là trình độ hiểu biết tài chánh khiêm tốn không biết cất tiền như thế nào. Như anh cầu thủ bóng rổ Harrison, trước đây lãnh mấy triệu mỗi năm, chơi bóng rổ được khoảng 5 năm, bị cho giải nghệ vì chơi dở, có lẽ do ăn chơi nhiều hơn lo tập dợt. Sau khi nghỉ chơi một năm, xài hết tiền, bây giờ đi... nướng hăm-bơ-ghơ cho tiệm McDonald, lãnh lương tối thiểu.
Cái điều lạ lùng là hình như chẳng ai thắc mắc hay bàn luận về mức lương của mấy anh Suh hay anh Tiger hay bà Oprah này cả. Coi như chuyện bình thường, không có gì đáng nói. Hay là vì “phải đạo chính trị” không được đụng đến các triệu phú da màu?
Trong khi đó, điều đáng nói là giới truyền thông dòng chính và các chính khách cấp tiến không bỏ lỡ cơ hội sỉ vả mức lương của các đại doanh gia. Họ bị buộc tội khai thác dân lao động, làm lương quá cao so với nhân viên của họ. Đã vậy lại còn lãnh thưởng cuối năm quá lớn. Quá nhiều tiền, họ xài không hết cho dù mua dinh thự nguy nga hay mua máy bay phản lực riêng, nên phải đầu tư để rồi tiền lại đẻ ra tiền. Chỉ trích đám này dễ hơn vì tuyệt đại đa số là dân da trắng. Chửi dân da đen thì là kỳ thị, chửi dân da trắng không sao.
Thật ra, sỉ vả đám này cũng không oan lắm. Nhìn vào mấy đại doanh gia Mỹ, nhất là mấy ông chủ ngân hàng, sau khi lãnh lương và “tiền thưởng” bạc chục triệu vì có công phá tan thị trường địa ốc và tài chánh Mỹ, khiến chính phủ Mỹ phải bơm cả trăm tỷ để cứu các ngân hàng, họ vẫn ung dung ngồi trên ngai cũ, vẫn lãnh bạc triệu, hay về hưu mang theo cả trăm triệu, chẳng bị trừng phạt gì về những sai lầm, hay đúng hơn, những hành động ăn cướp trắng trợn của họ. Ông Chủ Tịch Countrywide Financial, là ông vô địch đã cấp không biết bao nhiêu nợ mua nhà dưới tiêu chuẩn, đã lãnh 500 triệu đô vừa lương vừa tiền thưởng trong vòng vài năm trước khi công ty khai phá sản phải bán cho Bank of America. Ông Chủ Tịch Merrill Lynch cũng làm cho công ty gần phá sản, phải bán tháo cho Bank of America, bị ép phải từ chức, đã ra đi với gói quà 150 triệu đô tiền mặt. Cái đám người này dĩ nhiên đáng bị chu di, nếu không thì cũng đáng bị đè cổ ra đánh thuế 99,99% trên thu nhập của họ.
Nhưng vấn đề không giản dị như vậy. Mấy ông chủ ngân hàng này chỉ là một nhúm chừng một trăm ông là nhiều. Không phải chủ công ty hãng xưởng Mỹ, ai cũng được như vậy. Do đó, khối cấp tiến nhắm đánh vào tất cả các ông chủ hãng xưởng là đánh sai đối tượng, chỉ có hại mà không có lợi gì.
Một kinh tế gia người Pháp tên là Thomas Piketty đang gây sóng gió lớn trong giới cấp tiến. Ông phân tích bất quân bình thu nhập –income inequality- ngày càng lớn trong thế giới tư bản. Người nghèo vẫn nghèo, người giàu mỗi ngày mỗi giàu hơn. Kết luận của ông đại khái là cách biệt thu nhập ngày càng tăng chỉ vì chính sách thuế khoá bất công bằng, đánh thuế vào lương (tức là đánh thuế vào sức lao động) quá cao so với đánh thuế vào đầu tư. Nôm na ra, ý của Piketty là phải đánh thuế nặng hơn vào tiền vốn đầu tư, tức là tăng thuế “nhà giàu” không hơn không kém.
Đánh thuế nhà giàu là chủ đề ưu tiên của TT Obama và khối cấp tiến, nên lý thuyết Piketty đang được giới cấp tiến quảng bá rầm rộ với sự phụ họa của truyền thông dòng chính.
Điều ông Piketty không nói rõ là cái tiền đầu tư mà ông và TT Obama muốn đánh thuế nặng hơn cũng là cái tiền nó đẻ ra công ăn việc làm cho thiên hạ.
Chuyện TT Obama từ sáu năm nay không ngừng đòi hỏi và đe dọa tăng thuế nhà giàu đã là một trong những lý do khiến các đại gia và đại công ty tích trữ tiền mặt mà không chịu đầu tư, mở mang hãng xưởng vì sợ bị đánh thuế nặng hơn.
Công ty APPLE, một trong những công ty lớn nhất thế giới, cũng là một trong những mạnh thường quân ủng hộ tiền mạnh nhất cho TT Obama và đảng Dân Chủ, hiện nay có cả 180 tỷ đô tiền mặt nằm trong ngân hàng (nhiều tiền tươi hơn cả Nhà Nước Obama!), thay vì dùng để mở mang hãng xưởng, thuê thêm nhân công.
Thuần túy dựa trên lý luận kinh tế học, đánh thuế nặng trên tiền đầu tư là một sai lầm, vì nó sẽ làm thui chột đầu tư. Mấy đại gia sợ bị thuế nặng sẽ không đầu tư thêm, mà không đầu tư thêm thì chỉ có nghiã là không thêm hãng xưỡng, không thêm nhân công, không thêm việc làm.
Nói cách khác, ý kiến của ông Piketty có thể là giải pháp giảm bất quân bình thu nhập thật, nhưng sẽ tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế. Cũng vẫn là nan đề cổ lỗ sĩ, làm chiếc bánh lớn ra hay cứ để chiếc bánh như vậy rồi lo chia lại cho đồng đều hơn.
Một ý kiến có thể hợp lý hơn là ý kiến của Bill Gates, người giàu nhất thế giới, nhưng cũng là người chịu chi cho các công tác phước thiện nhất thế giới. Ông này đề xướng ý kiến đánh thuế trên sự tiêu dùng thay vì trên thu nhập hay đầu tư.
Đánh thuế trên tiêu dùng có nghiã là dân nghèo xài ít thì sẽ bị đánh thuế ít, dân giàu xài sang sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Anh nghèo uống trà đá sẽ đóng thuế rất ít, anh trung lưu uống bia, rượu vang, sẽ đóng thuế nhiều hơn. Anh đại gia uống xâm banh hay cognac sẽ đóng thuế nhiều hơn nữa.
Dựa trên nguyên tắc này, những anh thể tháo gia hay ca sĩ lãnh bạc chục triệu một năm, chẳng đầu tư gì nhiều, chỉ vung tiền mua nhà cao cửa rộng, rượu sang, quần áo đắt tiền, cà rá cho đào nhí đào già, du thuyền, máy bay riêng, … sẽ là đối tượng thu thuế tối đa. Mà đây cũng là thuế tự nguyện thôi. Không ai bắt anh xài sang, do đó anh không thể trách bất cứ ai là đã bắt anh đóng thuế nặng. Đó là anh tự nguyện ăn xài và đóng thuế thôi.
Nhìn vào tình trạng chung hiện nay, ta có thể nói cấu trúc lương bổng hay thu nhập đã thay đổi rất nhiều trong mấy thập niên qua. Cách đây 50 năm, những đại ca sĩ, đại tài tử, đại thể tháo gia, hay ngay cả các đại doanh gia, tương đối làm ăn khấm khá hơn người bình thường thật, nhưng cũng chưa đến độ vô lý như hiện nay. Không có chuyện sáu năm lương của tổng thống Eisenhower bằng một giờ lương của một cầu thủ football thời đó.
Thế nhưng cấu trúc thuế vẫn không thay đổi. Đưa đến tình trạng tính theo tỷ lệ thì TT Obama đóng thuế ngang với anh Suh, nhưng nếu nhìn vào số tiền còn lại sau khi đóng thuế, thì TT Obama còn lại không bao nhiêu, hơn hai trăm ngàn, trong khi anh Suh lãnh 19 triệu, cho là anh đóng thuế một phần ba, khoảng 7 triệu, anh vẫn còn 12 triệu xài vung vít chơi. Một triệu một tháng xài chơi, chẳng đầu tư, chẳng đóng góp gì cho xã hội.
Có cái gì thật sự không ổn trong bức tranh này.
Nếu nói về tình trạng bất quân bình thu nhập, thì phải thẳng thắn nhìn nhận một lý do quan trọng chính là những trợ cấp an sinh xã hội.
Ai cũng hiểu và chấp nhận đối với một khối lớn dân chúng, trợ cấp an sinh là điều không có không được. Nhiều người có thể làm đầu tắp mặt tối mà vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sinh tồn tối thiểu. Hay họ cũng có thể tích cực đi kiếm việc làm mà không ra. Họ cũng có thể bị ốm đau khoá tay chân không đi làm được. Dĩ nhiên, họ đều là những người thực sự có nhu cầu, cần trợ cấp an sinh.
Nhưng đồng thời cũng có không ít những người không có nhu cầu, hay có thể tự lực cánh sinh được nhưng lại vẫn muốn ỷ lại vào trợ cấp. Rồi chính quyền cấp tiến cũng muốn vung tiền ra cho họ. Một hình thức mua phiếu cử tri lộ liễu mà không ai dám nhìn nhận.
Cái lợi của trợ cấp là giúp đỡ cụ thể trong ngắn hạn, nhưng cái hại lâu dài là trói chặt người nhận trong giới hạn trợ cấp, biến họ thành nô lệ trợ cấp. Trợ cấp là cái tối thiểu để giúp vượt qua khó khăn nhất thời. Nếu cứ trông nhờ vào trợ cấp thì mãi mãi thu nhập cũng sẽ vẫn chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Cái khối này sẽ không thể nào thấy thu nhập của mình tăng, luôn luôn đì đẹt ở mức tối thiểu. Với khối người này ngày một lớn thì dĩ nhiên cách biệt thu nhập tính trên cả nước cũng ngày một lớn theo.
Nhà Nước Obama gần đây hãnh diện khoe thành tích vẻ vang là số người được trợ cấp Medicaid lên tới mức cao nhất lịch sử cận đại, để rồi chỉ trích khối bảo thủ Cộng Hoà là vô tâm, vô nhân, không muốn phát triển trợ cấp Medicaid. Rõ ràng là có cái gì sai trật. Trách nhiệm của Nhà Nước là làm cho dân giàu nước mạnh, chứ đâu phải là để kéo càng nhiều người vào khối cùng đinh lệ thuộc trợ cấp càng tốt.
Có nghiã là Nhà Nước phải lấy làm tiếc hay hổ thẹn khi khối người hưởng Medicaid quá cao, chứ sao lại coi đó là một thành công đáng hãnh diện, vỗ ngực khoe công?
Nước Mỹ có nhiều chuyện oái ăm, kẻ viết này định cư tại đây gần bốn thập niên, nhiều khi vẫn tối dạ chưa hiểu nổi. Một Nhà Nước thành công là một Nhà Nước với ít người nhận Medicaid nhất? Hay với nhiều người nhận Medicaid nhất?
Trong nấc thang xã hội, một anh cầu thủ football đáng giá bằng bao nhiêu ông tổng thống?